CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 33 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM 06/12/1989 – 06/12/2022

Thứ ba - 06/12/2022 04:56 455 0
Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Hội cựu chiến binh Việt Nam (CCB) Ban biên tập Bản tin CCB tỉnh Nghệ An xin giới thiệu quá trình vận động, thành lập Hội CCB tỉnh Nghệ tỉnh để cán bộ, hội viên nghiên cứu qua đó tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng Hội VMT, góp phần xây dựng quê hương Nghệ An phát triển giàu mạnh trong giai đoạn mới.
Đoàn cán bộ Thị ủy và Hội CCB thị xã Cửa Lò tới chúc mừng Hội CCB tỉnh Nghệ An
Đoàn cán bộ Thị ủy và Hội CCB thị xã Cửa Lò tới chúc mừng Hội CCB tỉnh Nghệ An
 
                                                                                         QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP
                                                                                                 HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH NGHỆ TĨNH
Trải qua 60 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã liên tục chiến đấu dũng cảm, cùng toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bước vào giai đoạn mới, Cựu chiến binh trong cả nước đã luôn nêu cao bản chất, truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, mong muốn đem năng lực, trí tuệ để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. 
Những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, tình hình trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp. Trong nước, tình hình kinh tế - xã hội rất khó khăn. Ngoài nước, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Tư tưởng dao động, quan điểm đa nguyên, đa đảng xuất hiện đe dọa sự tồn vong của chế độ và thành quả cách mạng qua hàng chục năm chiến đấu mới giành được. Trước tình hình đó, một số cựu chiến binh là những cán bộ lão thành cách mạng, sĩ quan cao cấp quân đội về hưu đã tiến hành cuộc vận động tập hợp lực lượng Cựu chiến binh để thành lập tổ chức thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN. Đáp ứng nguyện vọng chính đáng đó, ngày 06 tháng 12 năm 1989, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) đã cho chủ trư­ơng thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
 Thực hiện chủ trư­ơng của Bộ Chính trị, ngày 03 tháng 02 năm 1990, Ban Bí thư­ Trung ­ương Đảng ban hành Quyết định số 100-QĐ/TW về việc thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam và chỉ định Ban Chấp hành Trung ­ương Hội lâm thời. Ngày 24 tháng 02 năm 1990, Hội đồng Bộ tr­ưởng (nay là Chính phủ) cấp Giấy phép số 528- NC cho phép thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Ngày 14 tháng 4 năm 1990 Ủy ban Trung ư­ơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có Quyết định số 51 – QĐ/MTTQ công nhận Hội Cựu chiến binh Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một chủ trư­ơng đúng đắn của Đảng và Nhà n­ước ta, đáp ứng đ­ược nguyện vọng chính đáng của hàng triệu Cựu chiến binh trên phạm vi toàn quốc. Hội Cựu chiến binh Việt Nam ra đời là một đoàn thể chính trị-xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đ­ường lối, chủ tr­ương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà n­ước. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà n­ước, chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Nhân dân; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu, tình đồng chí đồng đội; với nhiệm vụ cơ bản số một là: Tham gia góp ý xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân; đấu tranh chống mọi âm m­ưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm trái với đư­ờng lối, chủ tr­ương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nư­ớc; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của cơ quan Nhà n­ước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức, viên chức nhà nư­ớc theo quy định.
Nghệ Tĩnh là một địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, Trong quá trình đấu tranh giành và giữ chính quyền, chống các thế lực xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, Nghệ Tĩnh có gần 43 vạn người tham gia quân đội, 16 vạn dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, 35 vạn Cựu chiến binh đã trở về quê hương sống cuộc sống đời thường.
Đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, một bộ phận Cựu chiến binh có nhiều tâm tư, suy nghĩ về tương lai đất nước, lo lắng cho cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, một số đồng chí do thương tật, sức khỏe ốm đau, bệnh tật. Nhưng đa số Cựu chiến binh vẫn luôn giữ vững vàng phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã được đào tạo, rèn luyện trưởng thành trong quân ngũ, kiên định vững vàng mục tiêu, lý tưởng cách mạng, nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới, khắc phục mọi khó khăn, hăng hái tham gia hoạt động trên các lĩnh vực công tác.
Điều mong muốn của Cựu chiến binh là được bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc, công bằng, dân chủ xã hội được thực hiện. Nhân dân, trong đó có Cựu chiến binh được tự do, ấm no, hạnh phúc.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc thành lập Hội Cựu chiến binh các cấp. Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ - Tĩnh ngày 14 tháng 3 năm 1990, đã ban hành Quyết định số 353-QĐ/TU về việc thành lập Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ Tĩnh. Giới thiệu Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh lâm thời gồm các đồng chí:
1- Đồng chí Đại tá Hoàng Đưỡm, giữ chức Chủ tịch Hội Cựu chiến binh lâm thời tỉnh Nghệ Tĩnh, TP Vinh.
2- Đồng chí Đại tá Nguyễn Hữu Phúc, giữ chức Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, TPVinh.
3- Đồng chí Đại tá Phan Huyền Cơ, giữ chức Ủy viên Thường trực Hội Cựu chiến binh tỉnh, TPVinh.
4- Đồng chí Đại tá Lê Xuân Tùng, giữ chức Ủy viên Thường trực Hội Cựu chiến binh tỉnh, TP Vinh.
5- Đồng chí Đại tá Võ Văn Quỳ, giữ chức Ủy viên Thường trực Hội Cựu chiến binh tỉnh, TP Vinh.
6- Đồng chí Đại tá Nguyễn Phùng Quế, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Thanh Chương.
7- Đồng chí Đaị tá Hồ Trọng Bá, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Nghi Lộc.
8- Đồng chí Đại tá Hoàng Quế, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Diễn Châu.
9- Đồng chí Đại tá Trần Thực, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
10- Đồng chí Đại tá Trần Kỷ, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, TX Hà Tĩnh.
11- Đồng chí Trung tá Nguyễn Xuân Thông, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, TP Vinh..
12- Đồng chí Đại tá Phò Phà Thò, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh,huyện Kỳ Sơn.
13- Đồng chí Đại tá Đặng Đình Hồ, Anh hùng LLVTND, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, TP. Vinh.
14- Đồng chí Đại tá Phan Tư, Anh hùng LLVTND, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Yên Thành.
15- Đồng chí Đại tá Phan Nguyên Chất, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Quỳnh Lưu.
16- Đồng chí Đại tá Thái Tuyên, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Hưng Nguyên.
17- Đồng chí Đại tá Hoàng Thời, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, TP Vinh.
18- Đồng chí Thiếu tá Lô Thanh Hưng - giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Quỳ Hợp.
19- Đồng chí Trần Đình Huyên, Giám đốc Sở Thương binh - xã hội, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh.
20-  Đồng chí Đại tá Dương Chí Uyển, Anh hùng LLVTND - giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
21- Đồng chí Đại tá Nguyễn Đình Ất, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hội Cựu chiến binh tỉnh, huyện Nam Đàn..
- Giao cho Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành các thủ tục pháp lý, tạo điều kiện, phương tiện, kinh phí… cho Hội hoạt động. Các ban, ngành, đoàn thể liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp giúp đỡ Ban Chấp hành lâm thời Hội Cựu chiến binh tỉnh hoạt động, tiến tới tổ chức Đại hội lần thứ nhất trong quý II, năm 1990.
- Giao cho cấp ủy, chính quyền các huyện, thành, thị và Ban Chấp hành lâm thời Hội Cựu chiến binh tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập Hội Cựu chiến binh cấp huyện và cấp cơ sở theo Hướng dẫn của Ban chấp hành lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về việc thành lập Hội Cựu chiến binh tỉnh. Ngày 03 tháng 4 năm 1990 Thường trực Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TU về việc chỉ đạo thành lập Hội Cựu chiến binh ở tỉnh Nghệ Tĩnh, với 2 nội dung:
- Lãnh đạo thành lập Ban Chấp hành lâm thời Hội Cựu chiến binh các cấp, tiến tới tổ chức đại hội Cựu chiến binh từ cơ sở phường, xã, thị trấn trở lên theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, có kế hoạch để giúp đỡ Hội triển khai tốt chủ trương của Hội đồng Bộ trưởng và Chỉ thị của Tỉnh ủy về việc thành lập Hội.  
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự giúp đỡ, tạo điểu kiện của các Sở, ban, ngành, đoàn thể. Vào lúc 9 giờ ngày 05 tháng 4 năm 1990, tại Hội trường 1 Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chấp hành lâm thời Hội Cựu chiến binh tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ thành lập.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí Phó Bí thư - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trân Tổ quốc tỉnh, cùng với sự có mặt đông đủ đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Sau lời khai mạc của đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các đại biểu đã nghe Công bố Quyết định số 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Giấy phép số 528 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép Hội Cựu chiến binh Việt Nam chính thức đi vào hoạt động; Thông báo số 353-TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ Tĩnh và Danh sách chỉ định Ban chấp hành lâm thời hội Cựu chiến binh tỉnh; Quyết định 653/QĐ/CT-UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công nhận tổ chức và hoạt động của Hội Cựu chiến binh tỉnh.
Thay mặt Ban Chấp hành lâm thời, đồng chí Đại tá Hoàng Đưỡm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh đã phát biểu.
Sau khi nêu quá trình vận động thành lập Hội, đồng chí Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh khẳng định: Hội Cựu chiến binh Việt Nam nói chung và Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ Tĩnh nói riêng đã thu hút rộng rãi Cựu chiến binh, bao gồm những cán bộ, hội viên các đội vũ trang tham gia giành chính quyền trước và trong cách mạng tháng Tám; cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam; cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, biệt động quân trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế và du kích, tự vệ trực tiếp chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ xóm làng.
2- HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH LÂM THỜI
     HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH NGHỆ TĨNH  
 Ngay sau khi công bố Quyết định thành lập, Ban Chấp hành lâm thời Hội Cựu chiến binh tỉnh đã tiến hành họp phiên thứ nhất để bàn và quyết định Chương trình hoạt động của Hội trong năm 1990. Với mục tiêu cơ bản trước mắt là tập trung hoàn thành việc xây dựng tổ chức Hội từ tỉnh đến huyện, thành, thị và cơ sở xã, phường, thị trấn. Vừa kết hợp xây dựng hoàn thiện tổ chức Hội, vừa triển khai các hoạt động kỷ niệm 2 ngày lễ lớn là: Kỷ niệm 15 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/1990) và kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/1990).
Để triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra, Ban Chấp hành lâm thời Hội CCB tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tổ chức quán triệt Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) Về hoạt động của Hội Cựu chiến binh các cấp. Ban Bí thư yêu cầu các cấp Hội tiếp tục hoạt động và chuẩn bị chu đáo, khi có đầy đủ điều kiện mới tiến hành Đại hội toàn quốc của Hội.
Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Chấp hành lâm thời Hội Cựu chiến binh tỉnh đã có các buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo nhưng kết quả bước đầu, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo thực hiện một số nội dung trước mắt như: Công tác xây dựng bộ máy cơ quan giúp việc cho Hội, Trụ sở làm việc, phương tiên đi lại, kinh phí hoạt động và cơ chế quan hệ giữa Hội với HĐND và UBND các cấp.
Ban Chấp hành lâm thời cũng đã ban hành kế hoạch và các văn bản hướng dẫn để tiến hành Đại hội Hội CCB cấp phường, xã và cấp huyện, thành, thị.
Tổ chức phát động thực hiện cuộc vận động “Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” phấn đấu trở thành Cựu chiến binh gương mẫu trên quê hương Bác Hồ”. Nhằm động viên các cấp Hội và mọi cán bộ, hội viên nhận rõ vị trí, trách nhiệm thiêng liêng, tự hào và vinh dự là người Cựu chiến binh trên quê hương Bác để tiếp tục rèn luyện, nâng cao phẩm chất cách mạng, phấn đấu trở thành “Cựu chiến binh gương mẫu” góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chỉ sau một thời gian ngắn, đến tháng 2 năm 1991, toàn tỉnh đã có 27/27 huyện, thành, thị; 650 xã, phường, thị trấn và một số nông, lâm trường, xí nghiệp trường học đã có tổ chức Hội đi vào hoạt động. Kết nạp được trên 33.000 hội viên.
3- HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH NGHỆ AN
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12/8/1991, Tỉnh Nghệ Tĩnh được chia làm 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Các cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị tương ứng cũng được chia tách. Theo đó Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ Tĩnh được chia tách thành Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An và Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Tĩnh.
Tỉnh ủy Lâm thời tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 21 - QĐ/TU chỉ định thành lập Ban Chấp hành lâm thời Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An gồm 18 đồng chí.
1- Đồng chí Đại tá Hoàng Đưỡm, giữ chức Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh.
2- Đồng chí Đại tá Nguyễn Hữu Phúc, giữ chức Phó Chủ tịch.
3- Đồng chí Đại tá Phan Huyền Cơ, giữ chức Ủy viên Thường vụ - UV Thư ký.
4- Đồng chí Đại tá Lê Xuân Tùng, Ủy viên Thường vụ.
5- Đồng chí Đại tá Võ Văn Quỳ, Ủy viên Thường vụ.
6- Đồng chí Đại tá Nguyễn Đình Ất, Ủy viên Ban Chấp hành.
7- Đồng chí Đại tá Hồ Trọng Bá, Ủy viên Ban Chấp hành,
8- Đồng chí Đại tá Phan Nguyên Chất, Ủy viên Ban Chấp hành.
9- Đồng chí Đại tá Đặng Đình Hồ, Anh hùng LLVTND, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành
10- Đồng chí Thiếu tá Lô Thanh Hưng - giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành
11- Đồng chí Trần Đình Huyên, Giám đốc Sở Thương binh - xã hội, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành
12- Đồng chí Đại tá Nguyễn Phùng Quế, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành.
13- Đồng chí Đại tá Hoàng Quế , Ủy viên Ban Chấp hành.
14- Đồng chí Đại tá Phan Tư, Anh hùng LLVTND, giữ chức Ủy viên BCH.
15- Đồng chí Đại tá Thái Tuyên,  Ủy viên Ban Chấp hành.
16- Đồng chí Đại tá Phò Phà Thò, Ủy viên Ban Chấp hành.
17- Đồng chí Đại tá Hoàng Thời, Ủy viên Ban Chấp hành.
18- Đồng chí Trung tá Nguyễn Xuân Thông, Ủy viên Ban Chấp hành.


 

Tác giả bài viết: Đình Quân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây