70 NĂM NGÀY HỒ CHỦ TỊCH GỬI THƯ CHO HỌ NGUYỄN SINH 1950 – 2020
Thứ hai - 14/09/2020 22:021950
Cụ Nguyễn Sinh Khiêm, biệt hiệu là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888 (Mậu Tý). Cụ sống ở Kim Liên trong tình thương yêu của nhân dân của bà con họ Nguyễn Sinh, được chính quyền địa phương chăm sóc chu đáo. Cụ từ trần ngày 15/10/1950 (28 tháng 8 năm Canh Dần) tại làng Kim Liên, hưởng thọ 62 tuổi. Trong lúc này Bác Hồ đang đi chiến dịch Biên giới 1950, từ trung tuần tháng 9/1950. Bức điện số 1229 nhờ Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 4 nhờ chuyển cho họ Nguyễn Sinh, làng Kim Liên, nội dung bức thư như sau: “Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách lúc anh đau yếu, tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Tôi xin chịu tội bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người đã hy sinh tình nhà, vì phải lo việc nước”.
Cụ Khiêm là người thông minh, có cuộc sống giản dị, phóng khoáng, giàu lòng thương yêu người nghèo khổ. Đến tuổi thanh niên đã có lòng yêu nước tha thiết và đã có những hoạt động góp phần mở mang văn hóa dân tộc, phục vụ lợi ích chung cho nhân dân. Cụ đã trải qua một cuộc đời hoạt động chống Pháp sôi nổi và bị tù đày khổ ải nhiều năm. Cuộc đời cụ đã góp phần làm phong phú thêm truyền thống yêu nước, thương dân, hy sinh thân mình để giải phóng quê hương đất nước. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho yêu nước, là nhà nho của lớp Sỹ phu khoa bảng. Nói về việc dạy đạo đức, các phép ứng xử trong đời sống xã hội. Ngay từ đầu đã coi đứa trẻ lên hai đã phải học: “Nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận tập tương viễn, ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri lý”. Trong sách “Đạo và đời” Nhà văn hóa lớn Nguyễn Khắc Viện đã nói nhiều về vấn đề này. Đức nhân là một đức tính rất cao khiến con người trở thành “con người” nhất có thể nói rộng lượng với mọi người. Hiểu biết để có một thái độ đúng trong mọi hoàn cảnh; dũng cảm trong nhận trách nhiệm; giữ mình đúng lễ. Nói tóm lại là có tình người. trong đó có vấn đề Hiếu - Đễ. Chữ Lễ: bao gồm tôn giáo, xã hội và luân lý. Tất cả bắt đầu bằng chữ “Hiếu” nêu gương nêu về đạo đức là rất quan trọng. Gia đình nho giáo khoa bảng của cụ Nguyễn Sinh Sắc rất gần dân, sống trong dân, cả gia đình là yêu nước nên sống vì dân, thương yêu dân là điều tất nhiên. Cái nếp nhà ấy, Bác Hồ luôn luôn giữ vững và nêu cao. Trong thư Bác ta thấy rất sâu sắc vì không chỉ đề cao đạo Hiếu mà cũng rất đề cao Trung. Sau này người đúc kết là: “Trung với nước, hiếu với dân” là lớn nhất, trong đó việc Hiếu – Đễ là một trong những nguyên tắc ứng xử đạo đức và bao giờ cũng được duy trì đầy đủ. Tình Huynh - Đệ là quan hệ đầu tiên được chăm sóc từ trong gia đình, trong truyền thống kinh điển cũng đa dạng. Anh sống đúng với đạo làm anh, em sống đúng với đạo làm em, thì sau đó có thể dạy được người trong nước. Đó là tề gia trước mới làm tốt trị quốc. Trong kinh lễ đã xác định nghĩa vụ tương hỗ ứng xử có từ trong gia đình ra đến xã hội đã xác định rằng: Trong điều Lễ phải có đi, có lại; nếu chỉ có đi mà không có lại thì không phải là Lễ vậy gia đình gia giáo, gia phong nề nếp thì xưa kia bao giờ cũng giữ được “hiếu” và “đễ” là những đạo lý căn bản của con người. Phan Bội Châu giảng rằng: Hiếu” và “Đễ” tức là yêu thương cha mẹ và yêu thương anh em là đầu mối của tình yêu thương con người và yêu thương loài người. Hồ Chủ tịch mong bà con “nguyên lượng” nghĩa là khoan thư với Bác, đối với người con hiếu thảo nhưng dù phải hy sinh tình nhà. Có lần Bác Hồ đã từng nêu bật với phóng viên Báo Nhân Đạo (Pháp); Lòng hiếu thảo là một trong những đức tính cơ bản của nước chúng tôi”. Khi người nói về lòng kính yêu của các dân tộc Phương Đông đến với Lê Nin. Sau này phát triển ra trong giáo dục cán bộ, nhân dân Bác đã nói từ giáo dục “tiểu hiếu” ở gia đình mà toàn thể “Đại hiếu” với dân với Tổ quốc là vây.