Chế độ thực dân phong kiến đã làm cho 95% dân số mù chữ. Trong lúc đó Quân Pháp tụ tập các khu vực gần biên giới Việt Lào móc nối với phản động nội địa xâm nhập vào Nghệ An. Hàng chục ngàn quân Tàu Tưởng với danh nghĩa quân Đồng minh vào tước khí giới Nhật kéo vào Vinh để thực hiện âm mưu "diệt Cộng cầm Hồ ". Để bảo vệ thành quả Cách mạng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến khi Pháp trở lại xâm lược nước ta lần nữa. Nhiệm vụ cấp bách lúc này là chống giặc đói, giặc dốt và tổ chức xây dựng LLVT nhằm đáp ứng, diễn biến phức tạp của tình hình trong nước. Ngày 6/3/1946 chủ Tịch Hồ Chí Minh dùng sách lược mềm dẻo kéo dài thời gian hòa hoãn ký với Chính phủ Pháp tạm ước vừa đẩy đuổi lực lượng Tàu Tưởng ra khỏi nước ta vừa tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến. Nội dung tóm tắt của Hiệp Định sơ bộ là: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Nước Việt Nam có chính phủ, Nghị Viện, Quân đội và tài chính riêng, việc thống nhất đất nước sẽ được quyết định bằng trưng cầu dân ý.
Chính phủ Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào thay Quân đội Trung Hoa. Quân Pháp rút khỏi Việt Nam trong 5 năm, Mỗi năm rút 1/5 số quân. Hai bên ngừng bắn ở nguyên vị trí. Theo quy định thì ở Vinh lúc này có 904 tên Pháp nhưng đến ngày 8/4/1946 chỉ có 1 Trung đội 30 tên Pháp từ Hà Nội vào chúng đòi đóng tại các vị trí quan trọng trước đây như Tòa Công Sứ và các vị trí trung tâm. Ta buộc chúng đóng ở vị trí do ta quy định ( Sở Canh nông - khu Ba Bò thuộc Hưng Bình và một tốp lái máy bay ở Sân bay Yên Đại ) đúng như quy định của ta. Ngay sau đó Pháp đã phản bội những cam kết vừa ký. Chúng gây chiến ở Nam Bộ, Lạng Sơn, Hải Phòng, Đà Nẵng và khiêu khích ở Hà Nội ... Thực hiện dã tâm cướp nước ta lần nữa.
Thanh niên Nghệ An tòng quân kháng chiến
Trong không khí sục sôi Cách mạng. Ta gấp rút chuẩn bị cho Toàn quốc kháng chiến. Ngày 18/12/1946 Chủ tịch tỉnh Nghệ An Lê Viết Lượng đã ký Quyết định thành lập Thị đội Vinh do đồng chí Đinh Can Lộc làm Thị Đội trưởng, Đồng chí Lê Trọng Tranh làm Chính trị viên. Ngày 19/8/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến; tiếp đó là Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ Việt Nam Võ Nguyên Giáp ra lệnh chiến đấu. Với sự dồn nén gần trăm năm nô lệ. Quân và dân thị xã Vinh đã bước vào trận chiến đấu cuối cùng để quyét sạch giặc Pháp trên quê hương. Với lực lượng áp đảo của ta gồm một Đại đội của Trung đoàn 57 do đồng chí Nguyễn Chấn chỉ huy phối hợp với Đại đội Tự vệ của Vinh do đồng chí Nguyễn Cận chỉ huy có nhiệm vụ tấn công địch ở khu Ba Bò bao vây phía ngoài và cảnh giới đường số 1 kết hợp lực lượng Tự vệ khu phố 1. Đại đội của Trung đoàn 57 được tăng cường một khẩu pháo 37 ml đưa từ Cửa Lò lên. Đại đội Tự vệ thị xã được trang bị một số súng trường còn phần lớn là đại đao, kiếm và lựu đạn. Nhiệm vụ tấn công sân bay Yên Đại giao cho một Đại đội khác của Trung đoàn 57 do đồng chí Nguyễn Đức Sao chỉ huy và có sự yểm trợ bên ngoài của tự vệ Thị xã. Đúng 23 giờ ngày 19/12/1946 Ban chỉ huy Trung đoàn 57 ra lệnh tấn công. Tại khu Ba Bò, súng nổ vang rền. Quân ta vừa nổ súng tấn công vừa gọi địch đầu hàng. Các lực lượng của ta vây đánh áp đảo. Sau hơn một giờ chiến đấu, ta chiếm được tầng dưới, Địch cố thủ tầng trên dùng súng máy bắn cầm canh. Để nhanh chóng dứt điểm, Đại đội Tự vệ chất rơm đổ xăng quanh nhà và báo cho quân địch biết nếu không nạp vũ khí đầu hàng sẽ bị tiêu diệt và thiêu cháy. Quân địch còn do dự quân ta dùng khẩu pháo 37 ml bắn trực tiếp vào mục tiêu, rơm bén lửa bốc cháy. Quân Pháp khiếp sợ xin nạp vũ khí đầu hàng. Quân ta bắt sống toàn bộ và thu vũ khí phương tiện của giặc. Cùng lúc, tại sân bay Yên Đại quân ta bí mật áp sát bất ngờ xông vào nhà ở của kíp lái và gọi hàng. Quân địch không kịp chống cự ta bắt sống và thu toàn bộ vũ khí cùng chiếc máy bay Mo Ran.
Chiến thắng Ba Bò và sân bay Yên Đại là chiến công đầu của Quân dân ta trên thị xã Vinh cũng là trận đánh Pháp cuối cùng trên đất thành Vinh. Mở ra một vùng tự do rộng lớn nối liền các huyện trong tỉnh và Thanh - Nghệ -Tĩnh để huy động nhân tài vật lực phục vụ toàn quốc kháng chiến; kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu (7/5/1954).
Bài và ảnh: Tạ Quang Dư