Trong suốt hành trình 30 năm bôn ba Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đi qua 3 đại dương, 4 châu lục, qua 28 quốc gia, vượt qua muôn vàn gian khổ, chông gai và làm rất nhiều nghề để kiếm sống.Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Tất Thành đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ.Anh hòa mình vào cuộc sống của những người lao động, làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động, như: Phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh, làm vườn, vẽ thuê... Trực tiếp lao động, làm việc, lăn lộn với thực tiễn đời sống, Nguyễn Tất Thành nhận thấy: Ở đâu đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Từ những nhận biết căn bản đó càng thôi thúc người thanh niên yêu nước quyết tâm tìm con đường giải phóng đã từng nung nấu, ấp ủ từ lâu trong trái tim Người.Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng xã hội Pháp. Ngày 18-6-1919, với tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây bản yêu sách gồm 8 điểm, trong đó có đề cập đến cải cách nền pháp lý ở Đông Dương cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu…Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Người đã xác định con đường giải phóng dân tộc theo xu hướng cách mạng vô sản. Tháng 12-1920, Người tham dự Đại hội đại biểu lần XVIII của Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam
Từ năm 1941 đến năm 1945, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ngày 28-1-1941, sau 30 năm bôn ba hải ngoại, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngày 22-12-1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam). Mùa hè năm 1945, tình hình thế giới, trong nước diễn biến có lợi cho cách mạng Việt Nam, Bác Hồ chỉ thị tìm địa điểm làm trung tâm lãnh đạo cách mạng và chuyển căn cứ địa từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang). Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng được triệu tập họp đình Tân Trào, Hội nghị quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền. Ngày 16, 17-8-1945. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa, bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, quyết định quốc kỳ, quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 18-8-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa gửi quốc dân, đồng bào.Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh, nhân dân cả nước đã vùng lên giành chính quyền. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới. Ngày 6-1-1946, lần đầu tiên cuộc Tổng tuyển cử tự do được tổ chức trên toàn quốc trong không khí náo nức phấn khởi của nhân dân. Quốc hội đầu tiên của nước Việt nam độc lập ra đời.
Từ năm 1946 đến năm 1954, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Ngày 3-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược lần thứ hai. Ngày 20-11-1946, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Sau thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947), chiến dịch Biên Giới (1950), chiến dịch Hòa Bình (1951), chiến dịch Đông Xuân (1951 - 1952), chiến dịch Tây Bắc (1952), ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. 17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954 lá cờ quyết chiến quyết thắng của bộ đội ta đã tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cátxtơri, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia được ký kết.
Từ năm 1954 đến năm 1975 Bác Hồ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước ta tạm bị chia làm hai miền với hai chế độ khác nhau. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng xác định hai nhiệm vụ chiến lược phải tiến hành đồng thời là: Xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Tháng 1-1059, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa II mở rộng, đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng. Ngày 27-3-1964, tại Hội trường Ba Đình –Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị chính trị đặc biệt, Người kêu gọi “mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Tháng 12-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, phân tích đánh giá tình hình, quyết định mở đợt tổng công kích vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968.Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt nam đã được ký chính thức.Đế quốc Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước hòa bình, hai miền Nam, Bắc sum họp một nhà.
Kỷ niệm 113 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 - 5-6-2024). Chúng ta càng tự hào và vô cùng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ vĩ đại, thiên tài của của Đảng và của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời vì nước, vì dân, với quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Con đường Bác đi đã đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu, đã trở thành một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹ lãnh thổ, độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.
Sau gần 40 năm đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quyết tâm, bản lĩnh, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; đất nước phát triển nhanh và bền vững; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Kiên định con đường cách mạng mà Bác đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân ta, hãy khơi dậy khát vọng của một dân tộc anh hùng, nhằm đưa đất nước ta từng bước phát triển hùng cường, thịnh vượng, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Từ năm 1924 đến năm 1930 Bác Hồ sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hạt nhân là Cộng sản đoàn và ra báo Thanh niên. Cũng trong thời gian này, Bác Hồ đã viết các bài giảng và trực tiếp mở 3 lớp huấn luyện chính trị cho hơn 70 cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) Người chủ trì thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt…-Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. Từ đây dân tộc Việt nam đã có một chính đảng đủ sức đoàn kết và lãnh đạo nhân dân ta thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do.