Người CCB trồng rừng, chăn nuôi giỏi mà tôi gặp ở xóm 5, xã Diễn Phú là Bác Trịnh Xuân Nghĩa. Bác có dáng người cao to, rắn rỏi, nước da sạm đen bởi hơn 10 cắm chốt lập nghiệp ở một vùng đồi núi lô nhô hình báp úp, muỗi và vắt như trấu vãi, hàng ngày không quản rừng thiêng xa nhà, bác Nghĩa miệt mài trồng rừng, thuê nhân công, máy móc, san nghềnh, lấp trũng, đào ao nuôi cá, trồng sen. Cách làm của Bác là trên núi cao hơn 100m thì trồng thông, bạch đàn, giữa lưng chừng núi thì trồng câu lưu niệm, cây ăn quả. Dưới đất bãi, ven khe suối thì trồng cỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kết hợp trồng ngô, khoai, sắn để làm thức ăn cho gà, bò, dê. Nhờ vay vốn ngân hàng , vốn tự có của gia đình và bạn bè, lại được trạm khuyến nông, Hạt kiển lâm huyện xuống hướng dẫn kỷ thuật, quy trình cây trồng, vật nuôi nên đến nay trang trại của Bác có diện tích 45 ha, với hàng nghìn cây thông, bạch đàn, keo lai, xanh tốt. Trong đó có 15ha keo lai đã cho thu hoạch và 10ha thông cho khai thác nhựa thông. Ao cá của Bác rộng 3000m2 vừa nuôi cá, vừa trồng sen lấy ngõ. Tính ra, bình quân mỗi năm CCB Trịnh Xuân Nghĩa thu hơn 250 triệu đồng.
Không chỉ CCB Trịnh Xuân Nghĩa trồng rừng, chăn nuôi giỏi, mà ở Diễn Phú còn có hàng trăm người lính về làng lập nghiệp bằng phát triển kinh tế trang trại, gia trại, xóa được đói nghèo, làm giàu từ rừng. Bác Cao Long, ở xóm 8, xã Diễn Phú có trang trại rộng 30 ha, nhờ làm kinh tế VACR, bác đã xóa được nghèo, trở thành “Triệu phú nhà nông”, mỗi năm cho thu hơn 100 triệu đồng. Không những làm giàu cho gia đình, mà còn giúp đỡ, hổ trợ, tạo công ăn việc làm cho 7 lao động. Toàn xã có hơn 9000 nhân khẩu, trong đó có 50% số lao động tuổi từ 20-30 tuổi, chuyển sang làm thương mại, dịch vụ,d di lao động nước ngoài, làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trong và ngoài tỉnh. 50% số lao động còn lại tuổi từ 30- 60 thì trồng rừng, làm ruộng. Đến nay, Diễn Phú đã phủ xanh 2.300ha đồi núi trọc, trong đó có 1.000 ha trồng bạch đàn được trồng bao quanh Hồ Xuân Dương, Hồ Xuân Dương không những đảm bảo nước tưới cho 4.000 ha của 4 xã Phía Nam huyện, trong đó xã Diễn Phú trở thành điểm du lịch nghỉ mát thu hút du khách thập phương về tham quan nghỉ dưỡng.
Chủ tịch hộiCCB huyện Diễn Châu đại tá Cao Huy Lương đánh giá: Cái hay ở Diễn Phú là biết vận dụng vào thực tế lấy gương điển hình làm ăn giỏi của cựu chiến binh Trịnh Xuân Nghĩa, Cao Long, để nhận ra diện rộng cho toàn thể hội viên học tập noi theo,mặt khác hội đứng ra tín chấp, thế chấp với ngân hàng để có đủ vốn cho những cựu binh nghèo vay đầu tư vào sản xuất chăn nuôi. Tổng số tiền vay ở ngân hàng và cho nhau vay không lấy lãi lên tới 4 tỷ đồng. Ngoài ra các chỉ hội còn lập quỹ nội bộ nơi ít 5 triệu, nơi nhiều 10 triệu đồng. Khác với 37 xã thị ở huyện Diễn Châu, Diễn Phú đất canh tác chỉ có 600 ha, còn lại rừng và đất rừng lên tới 2.300 ha, Khai thác lợi thế này UBND xã cùng với Hội CCB động viên anh em nhận đất nhận rừng để trồng cây, chăn nuôi làm trang trại. Gia đình neo đơn vốn ít thì nhận - 2 ha. Cựu bính nào có tiềm lực, lao động dồi dào thì nhận từ 10 - 50 ha. Còn anh chị em thương binh sức khoẻ có hạn thì xã tạo điều kiện về địa điểm, mặt bằng gần đường, gần chợ để mở mang ngành nghề làm dịch vụ thương mại. Nhờ vậy hầu hết những người lính về làng ở Diễn Phú đều có công ăn việc làm để thoát nghèo. Chỉ tính riêng về làm kinh tế trang trại đến nay toàn xã có 150 cựu binh mỗi năm thu từ 60-200 triệu đồng. Cựu chiến binh nuôi lợn mát tay là bác Cao Toàn ở xóm 7, lúc nào trong chuồng cũng có từ 50 - 60 con lợn. Cựu binh nuôi cá giỏi nhất xã là tổ 3 người Nguyễn Thân, Đặng Lý, Phan Hùng, mỗi năm trừ chi phí mỗi năm thu hơn 100 triệu đồng.
Nhờ trồng rừng tốt Diễn Phú đã chống xói mòn, sạt lở đất, Hồ Xuân Dương đã đảm bảo nước tưới nên bà con nông dân và hội viên CCB thâm canh tốt hơn 560 ha lúa màu, trong đó có 320 ha lúa. Xã bố trí cây trồng theo phương châm đất nào cây ấy, trong đó có 90% giống mới năng suất cao, thực hiện trồng cây lạc phủ nilon, đưa cây ngô vụ đông xuống đất lúa để tạo nhanh sản lượng lương thực. Đối với 250 ha đất màu thì gieo trồng mỗi năm 3 vụ bằng lạc, ngô, đậu đỗ. Vụ đông thì trồng ngô nếp MX2, MX4, HN10 và trồng rau sạch. Còn hơn 300ha lúa thì mỗi năm gieo 2 vụ bằng các loại giống thái xuyên 111, nếp 97, bắc thơm số 7, và nhiều loại giống lúa năng suất cao. Còn vụ đông thì trồng ngô, bầu, khoai lang và nhiều nhà để lúa tái sanh, nuôi cá vụ ba bán vào dịp giáp tết Nguyên Đán. Mười năm qua, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng Diễn Phú vẫn được mùa lúa và trồng rừng xanh tốt. Sản lượng lương thực đạt hơn 6000 tấn, thu nguồn rừng như khai thác mũ nhựa thông, phát triển kinh tế trang trại như chăn nuôi, kinh tế vườn đồi, vườn nhà, với số tiền hơn 50 tỷ đồng. Xã xây dựng chợ nông thôn loại 2, thu hút hơn 200 hộ vào kinh doanh, buôn bán các mặt hàng nông sản như, hải sản, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Xã có đàn bò, đàn dê hàng hóa hơn 2.500con.
Xã và hội coi trọng công tác tuyên truyền, hàng tuần Ban văn hóa thông tin và Đài truyền thanh xã, tuyên truyền phòng chống cháy rừng, phòng chống dịch bệnh, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Xã thành lập trung đội dân quân cơ động, làm nhiệm vụphòng chống cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng. Trích ngân sách mua sắm dụng cụ phòng chống cháy trang bị cho trung đội dân quân như ống nhốm, dao phát cây, tẹc, xô, thùng đựng nước. Các xóm gần rừng thành lập mỗi xóm 1 tổ đội an ninh, vừa bảo vệ rừng, vừa giữ gìn trật tự, bảo vệ bình yên cho dân. Đến nay, Diễn Phú đã đào được 10km đường băng cản lửa, dựng được 3 chòi canh lửa rừng. Năm nào, xã và hội cũng tổ chức diễn tập quân sự bảo vệ rừng. Bằng cách làm này, nhiều năm qua. Diễn Phú chưa xẩy ra cháy rừng. Độ che phủ của rừng đạt 65%. Hơn 2.300 ha rừng của Diễn Phú xanh tốt, bảo vệ cho 560 ha ruộng không bị xói mòn, sạt lở đất. Nhân dân và hội viên CCB yên tâm lao động sản xuất, làm giàu từ rừng. Trong số 580 hội viên CCB thì có 70% số hộ giàu và khá, cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng hộ/năm. Hộ đã xóa xong hộ đói, hộ nghèo chỉ còn 3 hộ. Sản xuất phát triển, Hội CCB Diễn Phú có điều kiện ủng hộ, đóng góp công sức, tiền của để xây dựng NTM. Bình quân mỗi hộ đóng góp từ 100-150 ngày công, từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng, nhiều đồng chí ủng hộ 15-20 triệu đồng. Tiêu biểu có 1 CCB, ủng hộ 900 triệu đồng để xóm xây dựng nhà văn hóa xóm.
Qua lao động sản xuất công tác và học tập, hầu hết CCB ở Diễn Phú đều trưởng thành được bầu vào các chức vụ, chủ chốt trong Đảng ủy, UBND xã, MTTQ, trưởng các ban ngành đoàn xã và các xóm. Đặc biệt có 20 CCB được bà con tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ, trưởng thôn, đội trưởng sản xuất. Với tinh thần nổi bật đó, mùa xuân năm 2021, Diễn Phú được UBND tỉnh xét công nhận xã NTM, với 19/19 tiêu chí, năm 2003, Trạm y tế Diễn Phú được Bộ y tế xét công nhận chuẩn quốc gia. Hơn 10 xóm không có sinh thứ 3, tỷ lệ sinh thấp nhất huyện ( với 0,80%).
Dù mỗi người một hoàn cảnh, một vị trí công tác nhưng những người lính về làng ở Diễn Phú luôn tậm niệm “Việc gì Đảng giao, dân tin yêu gửi gắm thì phải phấn đấu hoàn thành thật tốt”. Hơn 15 năm, 90% số gia đình chính sách và CCB dạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Người CCB mẫu mực”, trong đó có 40% số anh chị em được huyện và xã tặng giấy khen. Hội CCB Diễn Phú, luôn được huyện xét công nhận trong sạch vững mạnh, nhiều lần được tỉnh, hội Nghệ An và UBND huyện Diễn Châu biểu dương, khen thưởng. Về thăm xã NTM Diễn Phú ai cũng khen rừng CCB tốt lắm, có hằng trăm hội viên trở thành “Triệu phú nhà nông” giàu lên từ rừng./.