TỪ XUNG ĐỘT QUÂN SỰ NGA – UKRAINA ĐỪNG MƠ HỒ, LẪN LỘN TRẮNG ĐEN
Thứ ba - 04/07/2023 21:491510
Hiện nay không ít người cho rằng Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tấn công Ukraina tức là Nga xâm lược Ukraine. Các quốc gia, dân tộc có ý thức hệ chính trị khác nhau, đứng trên lập trường quan điểm của mình đều có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Các nhà Quan sát viên quốc tế, cũng như chuyên gia nghiên cứu quân sự trong và ngoài nước đã bình luận về xung đột này phần nào đã làm sáng tỏ bản chất của cuộc chiến. Tuy nhiên, từ cuộc chiến Nga – Ukraina, hiện nay các thế lực thù địch, chống cộng và cũng có không ít người cho rằng năm 1979 Việt Nam cho quân sang đánh Campuchia cũng là hành động xâm lược. Dưới góc nhìn của người Cựu binh, xin được bày tỏ chính kiến của mình về cuộc chiến này.
Quân tình nguyện Việt Nam “Đội quân Nhà phật” Ngược dòng lịch sử, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 chúng ta bất ngờ, chính quyền Khơ Me Đỏ đã cho quân đánh chiếm đảo Thổ Chu và một số biển đảo ở phía Nam Tổ quốc, đã giết hại và bắt đi hàng trăm người dân trên đảo, gây ra đau thương và hoang mạng cho nhân dân ta. Trước hành động ngang ngược của chúng buộc ta đã tiến đánh giải phóng các đảo nói trên. Không dừng lại mà các năm sau đó nhiều lần Pôn Pốt cho quân sang đánh Việt Nam dọc tuyến biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh; đặc biệt năm 1977 ở Ba Chúc An Giang và Mộc Bài Tây Ninh. Chế độ Khơ me đỏ tuyên truyền trong dân chúng của họ rằng: “Cây thốt nốt mọc đến đâu thì ở đó là đất nước Campuchia” và họ coi Việt Nam là kẻ thù không đội trời chung, phải đánh Việt Nam đến người cuối cùng. Việt Nam nhiều lần kêu gọi Pôn Pốt đàm phán nhưng bọn họ đều khước từ. Để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân, buộc chúng ta phải hành động đánh đuổi và đánh sang để răn đe. Nhưng khi ta rút quân về nước, chúng lại tiếp tục đánh sang giết hại đồng bào ta ở biên giới. Nội tình đất nước CamPuchia lúc bấy giờ, dưới chế độ Khơ me đỏ, chúng thực hiện một chế độ “công xã” gom tất cả người dân ăn ở tập trung, lao động khổ sai; tìm cách thanh trừng lực lượng cách mạng chân chính. Trong khoảng thời gian ngắn, Pôn Pốt đã giết hại trên 2 triệu người dân CPC. Dân tộc nguy cơ bị diệt chủng. Tháng 12 năm 1978 khi Chính phủ đoàn kết dân tộc cứu nước Cămpu Chia ra đời và kêu gọi các nước giúp nhân dân CPC thoát họa diệt chủng của Khe Me đỏ; đã có nước nào đứng ra cứu giúp họ?. Với đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta “Giúp bạn là tự giúp mình” Quân đội ta đã tổ chức tấn công trừng trị quân Pôn pốt. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 thủ đô Phnômpênh hoàn toàn giải phóng và quân khơ me đỏ chạy sang biên giới Thái Lan, được các thế lực ngoại bang hậu thuẫn tiếp tục đánh lại chính quyền còn non trẻ của Campuchia do ông Hiêng xom riêng làm chủ tịch. Có người bảo tại sao Quân đội Việt Nam không rút về nước sau khi quân khơ me đỏ tan rã. Xin thưa quân khơ me đỏ mới tan rã nhưng chưa bị tiêu diệt. Trước tình hình đó chính phủ CPC yêu cầu Quân đội Việt Nam ở lại một thời gian cho đến năm 1989 khi chính quyền mới của ông Hiêng Xom Ring đủ mạnh thì Quân Tình nguyện Việt Nam mới rút về nước. Không những không xâm lược mà Việt Nam còn thể hiện tinh thần quốc tế cao cả. Đây là một bằng chứng tại sao Quân đội Việt Nam đánh sang và ở lại đến 10 năm. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng đất nước Campuchia 7/1/1979 – 7/1/2019, có nguyên thủ quốc gia một nước ở Asian còn có phát biểu cho rằng năm 1979 Việt Nam xâm lược CPC. Từ bài phát biểu đó mà Bộ trưởng quốc phòng và Thủ tưởng CamPuchia Hun Xen đã kịch liệt phản đối và đã nói rằng: Năm 1979, nhân dân CPC bị chế độ Khơ Me đỏ giết hại hàng triệu người, nguy cơ bị diệt chủng, đã có nước nào ra tay cứu giúp, Chỉ có Việt Nam, quân Tình nguyện Việt Nam “Đội quân Nhà phật” sang cứu giúp đất nước CPC mới thoát họa diệt chủng do chế độ Khe Me đỏ gây ra. Thủ tưởng Hun Xen yêu cầu vị nguyên thủ nước đó phải có lời đính chính và xin lỗi Việt Nam… Thế giới còn nợ Việt Nam một lời xin lỗi Cuộc chiến đấu chính nghĩa của Quân tình nguyện Việt Nam đã được làm sáng tỏ. khi Tòa án Công lý quốc tế vào năm 2018 đã mở phiên tòa xét xử và phán quyết tội ác diệt chủng của quân Khơ Me Đỏ. Sau phiên tòa này cho các thế lực thù địch, các nước trên thế giới thấy được rằng đây là cuộc chiến chính nghĩa của Việt Nam. Nhưng đã có nước nào xin lỗi Việt Nam chưa?...”Thế giới còn nợ Việt Nam một lời xin lỗi”. Vì vậy dưới góc nhìn của người Cựu binh không ngoài mong muốn để mọi người có nhận thức đúng đắn, khách quan về cuộc chiến năm 1979 Việt Nam giúp đỡ giải phóng nhân dân CamPuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng do chế độ Khơ Me đỏ gây ra và đừng mơ hồ ảo tưởng, lẫn lộn trắng đen về bản chất của cuộc chiến này.