TrườngTiểu học Cao Xuân Dục. Tiếp nối sau là trường Quốc Học Vinh (1920) trường. Tiểu học Pháp - Việt . Ở ngôi trường đầu tiên là Cao Xuân Dục. Năm 1901 sau khi Bà Hoàng Thị Loan và người con trai Nguyễn Sinh Nhuận qua đời tại Huế. Ông Nguyễn Sinh Sắc khi chưa đậu khoa thi Hội năm Mậu Tuất, tình cảnh khó khăn nên đã đưa hai con về gửi bà ngoại ở Làng Chùa (Hoàng Trù) để trở lại Huế dự khoa thi Hội năm Tân Sửu và để hai con đi học ở trường làng Nam Đàn Sau đó hai anh em Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành cũng đã đến học ở ngôi trường này.
Năm 1922 Trần Phú sau khi đỗ đầu Kỳ thi Thành Chung ở Huế đã được bổ nhiệm về dạy học ở Trường Cao Xuân Dục. Tháng 8/1926 Hà Huy Tập, sau khi bị trục xuất vì lí do tham gia các hoạt động yêu nước chống Chính quyền ở Nha Trang cũng đã về dạy học ở trường Cao Xuân Dục. Hai ngôi trường là nơi rèn luyện, ươm mầm cho nhiều tài năng sau này trở thành con người nổi tiếng trên các lĩnh vực Chính trị, Quân Sự, Ngoại giao, Văn Hóa, Xã hội như: Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy tập, Lê Hồng Phong.
Những chiến Sỹ Cộng sản kiên trung như: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Quang Thái, Lê Mao, Lê Viết Thuật , Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Tiềm.
Giáo Sư Đặng Thai Mai, Nhà Phê binh Văn học Hoài Thanh, Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý; Giáo Sư Nguyễn Xiển Nguyên Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Tổng Thư Ký Đảng Xã Hội Việt Nam.
Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn DuyTrinh, Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ Trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn.
Các Tướng Lĩnh như Đại Tướng Chu Huy Mân nguyên Phó Chủ Tịch Nước, Thiếu Tướng Lê Thiết Hùng, Thượng Tướng Trần Văn Quang...
Ngày nay trên đất Vinh có rất nhiều trường học. Có trường đạt thành tích cao trong dạy và học như Đại học Vinh, Trường chuyên Phan Bội Châu, THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật, Đặng Thai Mai...
Mong sao các trường phát huy truyền thống tiếp tục đào tạo nhân lực, bồi dưỡng được nhiều nhân tài để phụng sự đất nước và phục vụ nhận dân. Thực hiện lời của cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng: "Thầy ra thầy, trò ra trò".