HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC VỐN Ở KỲ SƠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Chủ nhật - 25/06/2023 21:371590
Theo báo cáo, trong quý I/2023, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, Ban đại diện HĐQT, sự nỗ lực phấn đấu của NHCSXH huyện và các hội đoàn thể nhận uỷ thác, đã thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Dư nợ cho vay thông qua ủy thác đạt: 388.134 triệu đồng, tăng 7.991 triệu đồng so với đầu năm, tăng trưởng 2% so với 2022. Doanh số cho vay đạt 40.081 triệu đồng, tăng 38% so với năm 2022. Chất lượng tín dụng ổn định, tiếp tục có bước cải thiện. Nợ quá hạn là 303 triệu đồng (chiếm 0,08%), giảm 507 triệu đồng so với cuối năm 2022. Nợ khoanh còn 4.232 triệu đồng (chiếm 1,08%), tăng 337 triệu đồng so với 2022 (hiện tại tỷ lệ nợ khoanh của Kỳ Sơn gấp 9 lần bình quân chung toàn tỉnh).
Về chất lượng hoạt động tín dụng theo xã, có 20 xã đạt loại loại tốt, 01 xã đạt loại khá; Tổng thu lãi quý 1 đạt 6.227 triệu đồng, đạt 102,7% tiền lãi phát sinh trong quý, trong đó thu lãi tồn đọng được 209 triệu đồng, góp phần đưa lãi tồn còn 2.009 triệu đồng. Kết quả huy động tiền gửi tiếp tục tăng lên. Tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VVđạt 1.746 triệu đồng (tăng 1.392 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2022, gấp 5 lần). Tiền gửi tiết kiệm thị trường đạt 35,9 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 2.430 triệu đồng. Tiền gửi do hội cấp xã vận động đạt 1.845 triệu đồng. Chất lượng hoạt động mạng lưới tổ từng bước được nâng lên. Tổng số tổ TK&VV toàn huyện là 272 tổ, giảm 3 tổ so với 31/12/2022. Có 255 tổ xếp loại tốt (tỷ lệ 93,8%), số tổ khá là 14 tổ (tỷ lệ 5,1%), số tổ trung bình là 3 tổ (tỷ lệ 1,1%); không còn tổ yếu. Công tác kiểm tra được tăng cường. Tổ chức hội cấp huyện kiểm tra 11 lượt xã, 11 lượt tổ, 55 lượt hộ vay vốn. Tổ chức hội cấp xã kiểm tra 69 lượt tổ, 2.125 lượt hộ vay vốn. Trong quý I/2023, Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện tốt công tác rà soát nhu cầu vốn hàng tháng, triển khai cho vay kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho Nhân dân, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội… Bên cạnh những kết quả đạt được, quý I năm 2023 công tác uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng còn một số tồn tại như: Thu lãi phát sinh hàng tháng đạt tỷ lệ còn thấp so với mặt bằng chung; chưa làm tốt việc huy động tổ viên tham gia gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV hàng tháng theo quy ước, tỷ lệ hộ tham gia còn thấp; tăng trưởng dư nợ chậm, khó tăng trưởng, một số xã giảm dư nợ so với đầu năm; chất lượng mạng lưới tổ một số xã còn thấp, chưa ổn định. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong quý II xác định; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi các chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện tại các địa phương, tuyên truyền về huy động vốn, các dịch vụ thanh toán để Nhân dân biết và thực hiện. Tổ chức hội nhận uỷ thác tham mưu Huyện ủy, UBND huyện tăng cường chỉ đạo đối với các phòng, ban liên quan, UBND các xã, thị trấn tích cực lập và ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng các chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để Ngân hàng và các tổ chức hội triển khai cho vay kịp thời. Chỉ đạo Hội các xã chủ động phương án, kiên quyết kiện toàn nhân sự đối với các tổ hoạt động kém chất lượng do tổ trưởng có năng lực hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý lợi dụng. Thống nhất chuyển cho Hội khác quản lý đối với những tổ TK&VV hoạt động trì trệ, tổ có chất lượng thấp kéo dài trong thời gian trên 3 tháng mà không có chuyển biến. Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát tại các Tổ TK&VV, chú trọng công tác kiểm tra việc sử dung vốn sau cho vay, kiểm tra xử lý các trường hợp hộ vay có nợ quá hạn, lãi tồn đọng cao, … Ngân hàng CSXH tham mưu cho Ban đại diện HĐQT huyện phân giao chỉ tiêu nguồn vốn, chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm kịp thời cho các xã; chủ động phối hợp với các tổ chức hội xử lý, thu hồi nợ đến hạn, giải ngân nguồn vốn kịp thời theo kế hoạch được giao; nâng cao hiệu quả chỉ đạo, đôn đốc mảng hoạt động ủy thác đối với hội cấp dưới; hỗ trợ hội cấp xã chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ tổ TK&VV. Tiếp tục bám sát địa bàn nhằm đảm bảo thu đủ lãi phát sinh, tăng thu tiền gửi các loại, giảm dần lãi tồn đọng; phối hợp với UBND, tổ chức hội cấp xã lập hồ sơ đề nghị xử lý đối với các trường hợp bị rủi ro theo nguyên nhân khách quan.