Ông sinh năm 1952 trong gia đình bần nông bình thường. năm 19 tuổi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chàng trai 19 tuổi năm ấy trở về với vết thương trên cơ thể và được nhà nước công nhận thương binh hạng 2/4. Xuất ngũ trở về ông lập gia đình với bà Bùi Thị Bình (người cùng xã). Ông và bà có 4 người con ba trai một gái được ông bà cho ăn học đầy đủ. Những năm đầu của nền kinh tế thị trường ông nhận thấy chỉ có xuất khẩu lao động là thị trường mới lạ và có nhiều tiềm năng nên lần lượt ông động viên các con đi xuất khẩu từ Malaysia, Đài Loan đến Nhật Bản đến nay cả 4/4 có gia đình riêng và cuộc sống tự lập. Để có tiền cho con đi xuất khẩu là một vấn đề không nhỏ ở thời điểm đó. Biết đến ngân hàng chính sách xã hội thông qua phòng lao động thương binh và xã hội huyện Thanh Chương ông mạnh dạn đưa sổ thương binh lên ngân hàng làm thủ tục vay cho các con xuất khẩu. Những tưởng những năm tuổi già ông bà sống an nhàn hưởng phúc con cháu nhưng với bản tính siêng năng, cần cù chịu khó, khi biết đến mô hình trồng bí xanh của Hội nông dân xã Thanh yên cho kết quả cao ông đã mạnh dạn nhận 2 hecta đất mô hình trồng thử bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế.
Trồng bí mặc dầu đất mô hình thuộc đất bãi nổi cảnh sông Lam nhưng nước không tự dưng mà chảy từ dưới sông lên tưới bí được. Ông bàn với bà mạnh dạn vayvốn ngân hàng chính sách để đầu tư vụ mua máy nổ bằng xăng, đào hệ thống mương Trữ nước và mua vòi kéo từ Sông Lam lên tận chân ruộng bí.
Gần 4 tháng của vụ bí thứ nhất trải qua các cung bậc cảm xúc quyết tâm mạnh dạn lo lắng và cảm xúc cuối cùng là phấn khởi vui mừng khi bị được mùa được giá. Ông nói “Ngân hàng chính sách là nơi đáng tin cậy lúc ông cần vay ngân hàng giải ngân kịp thời nay là lúc ông bà có của ăn của để thì ông bà chọn Ngân hàng chính sách để gửi trọn niềm tin gửi tiết kiệm”.
Nguyễn Thị Mai