Từ đây, Đảng sẽ lãnh đạo, tổ chức phát động nhân dân cả nước gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc, tay sai, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. ĐÂY LÀ MỘT CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI RẤT SÁNG TẠO CỦA BÁC HỒ VÀ TRƯNG ƯƠNG, chủ trương này đã thể hiện nhãn quan chính trị sáng suốt, tư duy chiến lược nhạy bén, đồng thời phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của nhân dân ta lúc bấy giờ muổn nhanh chóng thoát khỏi ách áp bức của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Chủ trương này được quần chúng đồng tình, ủng hộ, nhanh chóng đi vào cuộc sống nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh độc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945
Ngay sau hội nghị đó, Người bắt đầu chủ động xây dựng lực lượng cách mạng để chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa sau này. Trước hết, Người quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội, trên cơ sở đó, các đoàn thể quần chúng trong Mặt trận Việt Minh được tổ chức và phát triển mạnh mẽ như Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Hội công nhân cứu quốc,..
Đồng thời, Người cũng mở ra các lớp huấn luyện chính trị, quân sự cho nhiều cán bộ cách mạng trong đó có một số lớp Người trực tiếp giảng dạy.
Không những thế, mặc dù rất bận rộn, trong hai năm 1941, 1942, Người đã viết nhiều tác phẩm tuyên truyền, cổ vũ, động viên, kêu gọi nhân dân chờ thời cơ, chuẩn bị đứng lên giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, như các bài: Khuyên đồng bào mua báo "Việt Nam độc lập" (01/8/1941), Mười chính sách của Việt Minh (1941) Dân cày (22/8/1941), Phụ nữ (01/9/1941).
Đặc biệt, trong cuốn Lịch sử Nước ta (02/1942), Người đã đưa ra một dự đoán về thời điểm nước ta sẽ giành được độc lập: "VIỆT NAM ĐỘC LẬP: 1945". Thực tế lịch sử đã chứng minh dự đoán thiên tài của Người là đúng: năm 1945, nước Việt Nam đã giành được độc lập, tự do và ngày 02/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời.
Cũng trong khoảng thời gian ấy, Người cũng rất chủ trọng đến việc xúc tiến tổ chức lực lượng vũ trang. Cuối năm 1941, Người bắt đầu cho xây dựng thí điểm Đội vũ trang ở Cao Bằng do Đảng tổ chức và lãnh đạo. Đội vũ trang này có nhiệm vụ huấn luyện chính trị, quân sự cho các đội tự vệ, du kích ở các địa phương, đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cách mạng. Tiếp đó, Bác đã chỉ đạo và tổ chức thành lập ra Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân để đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Người đã lựa chọn những cán bộ, đội viên xuất sắc trong số các du kích Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn để đưa vào hàng ngũ của Đội. Và ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) ra đời với 34 chiến sỹ. Trong chỉ thị thành lập Đội, Người đã viết: "Lúc đầu quy mô của nỏ còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân. Nó có thể đi suốt từ Nam chí Bẳc, khắp đất nước Việt Nam". Ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng trận đầu, tiêu diệt gọn hai đồn giặc ở Phai Khất và Nà Ngần, gây được tiếng vang lớn. Để đẩy nhanh việc chuẩn bị cho khởi nghĩa, sau đó một thời gian, Bác đã triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kì, sát nhập Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Vệ quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân. Việc lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ra đời và không ngừng trưởng thành, lớn mạnh đã tạo điều kiện rẩt quan trọng cho cuộc Tổng khởi nghĩa sau này giành thắng lợi nhanh chỏng.
Lúc này, chiến tranh thế giới lần thứ hai đang có những chuyển biến nhanh chóng. Bác Hồ và Trung ương Đảng đã phát hiện ra mâu thuẫn trong nội bộ Mỹ Anh - Pháp về vấn đề thuộc địa nói chung, về vấn đề Đông Dương nói riêng. Do đó, Bác đã gặp đại diện Mỹ ở Côn Minh (Trung Quốc) để bàn về phương thức hợp tác Việt - Mỹ và đã được phía Mỹ nhất trí. Để thực hiện kế hoạch hợp tác Việt - Mỹ, Mỹ đã giúp Việt Minh bằng cách cho một số quân tình nguyện Mỹ huấn luyện cho lực lượng vũ trang Việt Minh, hướng dẫn cách sử dụng một số vũ khí dân, điện đài, kỹ thuật, chiến thuật, đồng thời Mỹ giúp Việt Minh một số súng đạn, thuốc men,... Đáp lại, phía Việt Minh đã cung cấp cho Mỹ những thông tin quan trọng về hoạt động của Nhật, đã cứu và giúp đỡ nhiều phi công Mỹ rơi trên đất ta. Việc Bác Hồ quan hệ với phía Mỹ lúc này là một quyết định rất sảng suốt nhằm mục đích vừa tranh thủ họ, vừa hạn chế họ để thêm bạn bớt thù cho Cách mạng Việt Nam, đồng thời để cho họ thấy rõ ràng cuộc đấu tranh của dân tộc ta là cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ trong mặt trận đồng minh chống phát xít mà họ cần quan hệ. Đây là một minh chứng điển hình cho quan điểm của Bác về vấn đề đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, thực hiện cho được mục tiêu độc lập, tự do.
Đến ngày 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp rồi độc chiếm Đông Dương. Trước tình hình đó, Bác và Trung ương Đảng đã kịp thời ra Bản chỉ thị lịch sử: ''Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Một phong trào đánh Nhật cứu nước dâng lên mạnh mẽ khắp đất nước Việt Nam. Ngày 12/8/1945, Bác và Trung ương Đảng biết tin rằng Nhật có nguy cơ thất bại nên Nhật đang đàm phán với các nước đồng minh, để hòng nhờ đồng minh giúp đỡ để cứu vãn tình hình, bản thân lính Nhật ở Đông Dương đang rệu rã, chính quyền bù nhìn tay sai mất tinh thần, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng nổi dậy cướp chính quyền. Chớp thời cơ đó, Bác quyết định phải tổ chức ngay Đại hội đại biểu quốc dân. Người nói rõ: "Có thể còn thiếu một sổ đại biểu chưa về kịp nhưng cũng phải họp bởi vì thời cơ đã chín muồi. Nếu không, không thể kịp được trước tĩnh hình mới. Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Son cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Tiếp đó ngày 16 và 17/8/1945, Đại hội đại biểu quốc dân đã họp ở Tân Trào thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa, Quốc Kỳ, Quốc ca và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Chỉ sau đó một thời gian ngắn, khởi nghĩa đã nổ ra ở Hà Nội (19/8/1945), Huế (23/8/1945), Sài Gòn (25/8/1945), chỉ trong vòng hơn 10 ngày, cuộc Cách mạng tháng Tám đã thắng lợi trong cả nước.
Chập tối ngày 26/8/1945, Bác Hồ về đến Hà Nội. Trước tình hình rất khẩn trương, Người triệu tập ngay phiên họp đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, bởi vì Cách mạng tháng Tám đã thành công nhưng chính quyền cấp Trung ương chưa được thành lập, nhiều công việc mới mẻ cần phải được bàn bạc, quyết định. Tại cuộc họp này, Bác và Trung ương quyết định đổi tên Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam thành Chính phủ Lâm thời, bàn về thời điểm lễ ra mắt của Chính phủ.
Và ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, dưới nắng thu rực rỡ, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Có thể nói, Cách mạng tháng Tám 1945 là một trong những thắng lợi nổi bật và vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. Thắng lợi này gắn liền với CÔNG LAO TO LỚN của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã tìm ra và dẫn dắt con đường cách mạng Việt Nam để đưa đến thành công của Cách mạng tháng Tám./.
Đoàn Mạnh Tiến