Như chúng ta đã biết truyền thống của một dân tộc là phần hồn tinh túy nhất, một trong những điều quan trọng nhất để giáo dục đạo đức, lòng yêu nước. Cho thế hệ trẻ đó là nguyên tắc bất di, bất dịch của dân tộc, bất kỳ thời đại nào. Nếu hiểu một cách thiếu đầy đủ, thậm chí mơ hồ về truyền thống, công lao của cha ông trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, thì tất nhiên sự xuống cấp về văn hóa, suy thoái về đạo đức là điều sẽ đến trong một sớm môt chiều. Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, đây là cuộc chiến tranh dài nhất, tổn thất nặng nề nhất của dân tộc Việt Nam. Hơn 3 triệu người chết chưa kể khoảng 5 triệu người bị thương. Hậu quả sau chiến tranh còn ảnh hưởng lâu dài….. Nói như thế để thấy rằng, có được Tổ quốc thống nhất, tươi đẹp như ngày hôm nay. Cha ông ta đã phải trả giá rất nhiều.
Đi ngược thời gian, phải thấy rằng kể từ khi đế quốc Hoa Kỳ chính thức đem quân xâm lược Việt Nam, đổ bộ vào Đà Nẵng (8.3.1965). Đây là thời điểm Hoa Kỳ có sức mạnh gần như trở thành huyền thoại. Nhiều nước lo cho ta, nhưng Việt Nam đâu có sợ Mỹ. Nên nhớ rằng Liên Xô sau đưa tên lửa vào Cu Ba đã phải chấp thuận rút đi theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ J.F.K (!) Có nghĩa là chỉ có dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất dám đánh Mỹ. Việt Nam là nước đầu tiên, cho đến nay là duy nhất đánh bại Mỹ, lịch sử hơn 200 năm của Hoa Kỳ ( 1776-1975) chưa thể thua trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào. Điều đó có ý nghĩa lịch sử bởi vì nó vượt qua mọi tầm vóc của mọi cuộc chiến tranh.
Sau 90 năm Pháp chính thức đô hộ Việt Nam được thống nhất vẹn toàn. Nếu không trải qua thân phận nô lệ không bao giờ hiểu biết việc dành được dân tộc tự do, thống nhất đất nước, có ý nghĩa vĩ đại như thế nào. Nỗi đau lớn nhất hàng ngàn năm là chưa bao giờ thoát khỏi đói nghèo. Giờ đây chúng ta đang đứng trước thoát khỏi “lời nguyền” cay đắng khi nhờ có thống nhất đất nước, có độc lập tự do nên mới có hôm nay……Chúng ta đang đứng trước vận hội lịch sử, thời cơ vàng để đất nước “ Đàng hoàng hơn to đẹp hơn”…. sánh vai với các cường quốc năm Châu như Hồ Chủ Tịch đã nói. Hiểu một cách khác, giấc mơ dài của mọi nỗi đau về tự do, về đời sống, về hạnh phúc – ngày mai đã được kết thúc vào ngày 30.4.1975 phi thường ấy. Cuộc tấn công và nổi dậy Mùa xuân 1975 là một thắng lợi về nghệ thuật chỉ đạo. Chiến tranh cách mạng của Đảng ta: Phải thấy rằng cuộc tổng tấn công diễn ra trong bối cảnh – có sự hòa hoãn của “ Tam giác quyền lực” Mỹ - Xô – Trung, viện trợ từ bên ngoài dành cho Việt Nam bị cắt giảm đến mức thấp nhất, theo thỏa thuận của ba cường quốc là nhằm mục đích để đất nước Việt Nam “ Không thể thống nhất” ! Bất chấp thách thức đó với nguyên tắc “Không có gì quý hơn độc lập tự do” Đảng ta vẫn quyết định thực hiện đường lối cách mạng tự chủ giải phóng cho bằng được miền Nam để thống nhất đất nước.
Vì những ý do khác nhau vấn đề này có lúc trong tuyên truyền giáo dục đã không được đề cập làm rõ. Khi nói tính sáng suốt trong chỉ đạo chiến lược phải viễn dẫn, chứng minh, làm rõ. Câu hỏi khó nhất đối với Đảng cộng sản Việt Nam là: Liệu Mỹ có quay lại miền Nam một lần nữa hay không? Trả lời không đúng sẽ phải trả giá rất đắt mà không một ai có thể hình dung nỗi. Chính vì thế, mạo hiểm nhưng sáng suốt, quyết liệt nhưng phải tỉnh táo là phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng. Chiến dịch Phước Long và đường số 14 diễn ra trong bối cảnh ấy. Ngày 12.12.1974 chiến dịch Phước Long bắt đầu. Ngày 18.12.1974 Bộ Chính trị họp Hội nghị đặc biệt. Ngày 6.1.1975 chiến dịch Phước Long thắng lợi. Hai ngày sau Hội nghị Bộ Chính trị kết thúc (8.1.1975). Như vậy câu trả lời đã có. Phước Long chỉ cách Sài Gòn chỉ 200km mà phản ứng của Mỹ chỉ bằng lời nói. Từ sự kiện này chúng ta thấy rõ thiên tài chiến lược quân sự của Đảng ta: Mở Phước Long rồi mới họp: Phước Long thắng lợi rồi mới kết thức Hội nghị. Phiên họp lịch sử dài 21 ngày đó quyết định thành công của 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mậu thân 1968. Chúng ta tấn công và nổi dạy theo kiểu “da báo”. Do đó tuy thắng về ý nghĩa chiến lược, chiến cuộc nhưng tổn thất nặng nề. Bài học “ tự học hỏi” đã được tổng kết một cách kỹ lưỡng, để đến mùa xuân năm 1975, chúng ta đã tổng tấn công và nổi dậy theo kiểu “ cuốn chiếu”. Buôn Ma Thuật chỉ cách Sài Gòn có 300km nhưng chúng ta đã dừng lại. Chờ Quảng Trị giải phóng (19.3), giải quyết xong bài toán Đà Nẵng rồi mới quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh. Trận quyết chiến ở Đà Nẵng là một trong những thành công phi thường, đỉnh cao của nghệ thuật quân sự hơn 10 vạn quân của Quân đoàn I, Vùng I chiến thuật Ngụy ở Đà Nẵng rơi vào cái bẫy “ khổng lồ” phải đầu hàng vào ngày 29.3.1975. Thất bại đó của quân Ngụy đã đẩy chúng vào sự hoảng loạn cao độ và sự suy sụp chỉ còn là vấn đề thời gian và chiến dịch Hồ Chí Minh với nguyên tắc: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, quyết thắng là một bất ngờ toàn diện với phía bên đối phương. Đây là lần đầu tiên ta quyết định đánh nhanh, thắng nhanh. Sau 30 năm kháng chiến trường kỳ, đó là một quyết định dũng cảm, táo bạo và sáng suốt cao độ của Đảng ta. Nhiệm vụ trong hai năm 1975-1976 đã hoàn thành trong 56 ngày đêm “ Thần tốc”….
Kết nối, viễn dẫn những tư liệu trên để góp phần nhận thức, hiểu thêm ý nghĩa của Ngày 30.4. Sẽ thiếu và không đầy đủ nếu ta không đặt trong mối liên hệ chung. Trong tình hình hiện nay khi chiến lược “Diễn biến hòa bình” đang được các thế lực thù địch coi là mũi nhọn chống phá ta về tư tưởng. Bởi vậy, cách hiểu về lịch sử càng phải được chú trọng. Đã có rất nhiều tài liệu, sách báo, nói về ngày 30.4. Trong tuyên truyền giáo dục cần chỉ rõ thêm mọi khó khăn, phức tạp của tình hình thế giới, vũ khí, trang bị của ta…. Tình thế phải có một “canh bạc” táo bạo, sự đồng tâm, tận sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân: Khát vọng độc lập vô bờ bến…đã tạo nên sự phi thường để đến Ngày 30.4.1975 lịch sử.
Ngày 30.4.1975 bất tử bởi đó là sự kiện mà không phải dân tộc nào cũng làm được. Hãy giữ gìn và phát huy nó để nuôi dưỡng tâm hồn, ý chí của các thế hệ trẻ Việt Nam.
Đặng Trọng Hùng