HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Ở DIỄN CHÂU

Chủ nhật - 17/10/2021 23:00 112 0
Diễn Châu là huyện có vùng nông thôn rộng lớn của tỉnh Nghệ An, với 38 xã, thị trấn, trong đó có 22 xã có người theo đạo công giáo, 9 xã ven biển, 6 xã vùng đồi núi và xã miền núi Diễn Lâm. Toàn huyện có hơn 30 vạn người dân, trong đó có hon 10% số người theo đạo. Với một địa phương có số dân đông nhất, nhì tỉnh, trình độ dân trí không đồng đều, cho nên công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật các chủ trương đường lối của tỉnh, chính sách pháp luật của nhà nước luôn được các cấp ủy, chính quyền địa phương ở Diễn Châu quan tâm chú trọng.
Sau khi đưa Luật biển Việt Nam vào cuộc sống bà con ngư dân vùng biển Diễn Châu nô nức ra khai đánh bắt hải sản.
Sau khi đưa Luật biển Việt Nam vào cuộc sống bà con ngư dân vùng biển Diễn Châu nô nức ra khai đánh bắt hải sản.
Diễn Châu chỉ có 25 km bờ biển, 9 xã ven biển, với hơn 80 vạn người dân sinh sống ở vùng biển, trong đó có 9000 lao động tham gia đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản. Hiện tại 9 xã ven biển của huyện có 1.500 tàu thuyền, trong đó có 387 tàu xa bờ, có công suất từ 90w đến 600w. Ngay từ khi luật biển Việt Nam có hiệu lực (01/01/2013), UBND huyện chỉ đạo phòng tư pháp, Ban chỉ huy quân sự huyện, Đồn biên phòng Diễn Thành và lãnh đạo 9 xã biển tổ chức quán triệt học tập sâu rộng trong quần chúng nhân dân để nhanh chóng đưa luật biển vào cuộc sống. Cùng với luật biển Việt Nam, các xã còn tập trung tuyên truyền  phổ biến về luật biên giới quốc gia, nghị định 161/CP của chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển, giúp nhân dân nâng cao nhận thức, nắm vững luật biển, yên tâm bám biển, làm giàu cho quê hương đất nước. Ông Lê Trí Đông chủ tịch hội nghề cá xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu cho biết: Bản thân tôi có 3 tàu đánh cá xa bờ, còn cả xã có 600 tàu thuyền, trong đó có hơn 100 tàu xa bờ của thành viên trong hiệp Hội. Qua học tập tôi được biết vùng biển nước ta rộng lớn, có nguồn tài nguyên phong phú, có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Càng yêu biển bao nhiêu, tôi càng bám biển bấy nhiêu. Năm 2019, cơ sở của tôi đánh bắt 650 tấn hải sản. Năm 2020 nâng lên 720 tấn hải sản, 9 tháng đầu năm 2021 đánh bắt tiêu thụ 400 tấn hải sản, trong đó có 180 tấn cá ngon phục vụ xuất khẩu. Nếu tính cả xã thì năm 2019 đánh bắt tiêu thụ 14.000 tấn thì năm 2020 nâng lên 16.000 tấn cao nhất huyện.
Ngoài nguồn lợi hải sản đem lại cho nhân dân 9 xã ven biển, với sản lượng mỗi năm 46.000 tấn, chế biến tiêu thụ hơn 10 triệu lít nước mắn/năm, Diễn Châu còn có nguồn tài nguyên của rừng đem lại mỗi năm hàng trăm tỷ đồng như nhựa thông, gỗ nguyên liệu, kinh tế trang trại, gia trại. Hiện tại 6 xã vùng đồi núi và xã miền núi Diễn Lâm đã hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho nhân dân sử dụng lâu dài, với diện tích 7.200 ha, trong đó có 3000 ha thông nhựa. Chủ tịch Hội cựu chiến binh (CCB) huyện Diễn Châu, đại tá Cao Huy Lương cho biết: “6 xã vùng đồi núi và xã miền núi Diễn Lâm có khoảng 2.800 hội viên CCB. Qua học tập và quán triệt luật rừng, hội viên nào cũng vững tin vào chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương  mẫu did đầu trong trồng rừng, phòng chống cháy rừng, tranh thủ mọi lúc,mọi nơi, đông đảo CCB còn tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu đúng về luật bảo vệ rừng  của Quốc Hội, nghị định của chính phủ, thông tư của UBND tỉnh Nghệ An về phòng chống cháy rừng, bảo về tài nguyên rừng. Gia đình nào, hội viên nào cũng hăng hái đâu tư vốn để trồng cây gây rừng, phát triển kinh tế trang trại, gia trại theo mô hình VACR. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được hơn 400 trang trại, gia trại, hàng nghìn vườn đồi, vườn nhà để trồng cây ăn quả, nuôi hơn 3000 con bò vàng, hàng nghìn con dê, gà thả đồi. Tiêu biểu làm kinh tế trang trại, có CCB Trịnh Xuân Nghĩa ở xóm 8, xã Diễn Phú, ông đã đầu tư công sức, tiền của xây dựng mô hình VACR khép kín, với diện tích 45ha rừng, trồng 3000 m2 cây sen, thu nhập mỗi năm 250 triệu đồng, trở thành điển hình trồng rừng của huyện.
Ngoài luật biển đào Việt Nam, luật bảo vệ tài nguyên rừng, luật giao thông, luật thủy sản, luật đất đai, cả 38 xã, thị trấn trong huyện thành lập hàng trăm câu lạc bộ (CLB) tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật được gần dân, sát dân. Các CLB tích cực tuyên truyền, phổ biến đầy đủ nội dung liên quan đến luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em, luật kế hoạch hóa gia đình và nhiều bộ luật khác. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức cho người dân. Chị Nguyễn Thị vân ở xóm Trang Thân xã Diễn Phúc chia sẽ: Đầu năm 2018, chống tôi có ý định xuất khẩu sang Nhật Bản theo đường mô giới tự do. Thế nhưng, sau khi được tham dự các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật do CLB phụ nữ xã nên gia đình quyết định tìm kiếm công ty hợp pháp để đi xuất khẩu theo đường chính  thống của nhà nước. Đến nay chồng tôi đã sang làm việc ổn định tại Nhật Bản được hơn 2 năm. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền như tổ chức hội nghị chuyên đề giáo dục pháp luật, sân khấn hóa, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, tuyên truyền trên mạng xã hội, các thông tin, văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, các ngành nhằm mục đích để cho các thông tin pháp luật đến gần với người dân hơn. Toàn huyện có hơn 3700 tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở đều phát huy vai trò tuyên truyền gương miệng về phổ biến giáo dục pháp luật. Là một huyện địa bàn rộng, dân số đông, trình độ dân trí không đồng đều nhưng nhờ có đội ngũ đội ngũ truyền viên, hòa giải viên được bố trí đều khắp ở cả 38 xã, thị trấn, hơn 2800 xóm, khu vực dân cư công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã đến với mọi người dân trên địa bàn. Ai cũng tuân thủ và làm theo luật pháp, yên tâm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, công tác và học tập tốt. Có thể  nói hiệu quả tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại là rất lớn. Đến nay, 100% số xã xây dựng được tủsách pháp luật, với hơn 500 đầu sách để nhân dân tham khảo. Cùng với đó mỗi năm cấp phát 15.000 tờ rơi, pa nô, áp phích, tổ chức 750 cuộc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ theo từng chủ đề, chuyên đề với hơn 10000 người tham gia, trong đó có 3000 học sinh, không những phòng tư pháp huyện mà nhiều tổ chức đoàn thể như hội nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, hội CCB, đài truyền thanh, truyền hình huyện cũng đã thành lập được trang dành thời gian tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Hiện đã có 90% số người dân tự nguyện ký cam kết không vi phạm pháp luật. Nhờ vậy, tỷ lệ hòa giải các mâu thuẩn ngay tại cơ sở thành công gần 90%.
Rõ ràng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở Diễn Châu đã đi vào cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi người dân. Ai cũng sống và làm theo pháp luật. Đến mùa thu năm 2021, toàn huyện đã 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn người dân đạt chuẩn người dân được tiếp cận với pháp luật, 34/37 xã đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới, với 19/19 tiêu chí. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn đinh chính trị, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Tổng sản lượng lương thực và nông sản đạt mỗi năm hơn 130.000 tấn, nuôi hơn 120.000 con gia súc, hơn 1,5 triệu con gia cầm. Tổng giá trị sản xuất năm 20220 đạt hơn 125.000 tỷ, thu ngân sách mỗi năm đạt từ 480 – 530 tỷ đồng. Đời sống nhân dân được nâng cao, với mức thu nhập bình quân đạt 53 triệu đồng/ người/năm. Huyện giữ vững hơn 10 năm liền nằm vào tốp đầu của tỉnh Nghệ An về phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh./.
                                                                                                           Bài và ảnh: Lê Hoài Thung

 

Tác giả bài viết: Lê Hoài Thung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây