Trong chiến tranh chống Mỹ pha Băng Nưa là mục tiêu đánh phá vô cùng ác liệt của giặc Mỹ. Chúng đánh phá suốt ngày đêm bằng tất cả các loại vũ khí, bom đạn đã sử dụng ở chiến trường Việt Nam. Bởi đây là hợp lưu của 3 tuyến vận tải chiến lược của Đoàn 559 chi viện cho chiến trường miền Nam. Đường bộ, con đường 18A và 18B từ Quảng Bình vào, đường sông từ Cù Bai xuống, nhất là sau năm 1969 con đường ống xăng dầu cũng bám theo con đường 18 để phục vụ cho xe cơ giới hoạt động.
Tà Xẻng (Chủ tịch) xã Pha băng Nưa là một thanh niên khoảng 25 tuổi. Ngày 28/12/1969 anh là xã Đội trưởng chỉ huy dân quân , du kích phối hợp cùng bộ đội Tiểu đoàn 668 xăng dầu đánh tiêu diệt tổ thám báo của Mỹ ngụy đổ xuống. Anh vào Đảng nhân dân Cách mạng Lào năm 1970, năm 1973 tôi về làm Trạm trưởng trạm bơm B6 ở đây thì anh là Bí thư Chi bộ (cả xã chỉ có một chi bộ) kiêm Tà XengrPha Băng Nưa. Anh ở bản Rou gầm trạm xăng dầu đơn vị tôi, dáng người nhỏ, chắc khỏe, tính tình vui vẻ, hài hước, có biệt tài điều khiên 2 tai phe phẩy như tai trâu. Anh nói tiếng Việt rất tốt.
Một hôm, tôi vào bản và đến nhà anh chơi, leo lênsàn thấy có hơn 10 người ngồi vòng tròn, ở giữa là một rá hạt ngô, họ đang chia làm như trò trẻ con chơi ô ăn quan. Thấy tôi La Ét đứng dậy giải thích: Chúng tôi đang chia ngô giống cho các bản, để chia cho các hộ dân. Từ trưa tới giờ mấy tiếng đồng hồ mà vẫn chưa xong. Tôi ngồi xuống cạnh anh và bảo anh đọc chỉ tiêu giao thế bằng tiếng Việt cho tôi để tôi chia giúp. 20 phút sau tôi đã chia xong cho các bản. Anh rất vui và phân bua: Chúng tôi chỉ được học chữ để biết viết và đọc các công văn, giấy tờ, còn làm tính, làm toán thì không ai được học hết. Từ nay, anh thường xuyên vào đây dạy cho tôi với nhé. Tôi vui vẻ nhận lời. Tháng 7 năm 1974 kết thúc chiến dịch mùa khô, toàn bộ Tiểu đoàn 668 Trung đoàn 592 Bộ đội Xăng dầu được chuyển sang hướng đông xây dựng đường ống theo trục đường 16 vào bản Đông, đường số 9 bỏ đường 18 vừa dài vừa dốc và không còn xe hoạt động. Trạm bơm xăng dầu của tôi để lại 4 người trông kho và xe máy.
Một hôm, tôi vào bản chơi, trông thấy tôi, anh đến đón và dẫn tôi lân nhà ông Ngát to rộng nhất bản. Anh chỉ vào một hàng bao tải xếp gọn gàng theo vách nhà. Anh mang số gạo này về đi. Tôi chưa kịp hỏi thì anh đã giải thích: Đây là số gạo của Bộ đội Việt Nam khi chuyển địa bàn mới đã gửi ở đây. Như vậy ssos gạo này đã ở đây 5 năm rồi, số gạo này đơn vị nào gửi lúc đang ở bản cũ cách bản mới này 3 km. Khi chuyển đến đây, ngoài việc vận chuyển nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt của gia đình, bà con đã chuyển số gạo này đến đây. Trong 5 năm ấy, người già, trẻ em đói vậy mà 10 bao (5 tạ gạo) vẫn nguyên vẹn. Tôi mở một bao kiểm tra thì đây là gạo ta thả trôi nên có 2 lớp bao đay và 2 lớp bọc ni lon, vì vậy chất lượng gạo vẫn khá tốt. Đơn vị đã chuyển đi xa, đường dây liên lạc không có, nên tôi “Quyết”. Anh chia số gạo này cho dân bản đi. Mới nghe nói, anh dãy nảy. Không được đâu! Gạo của Việt Nam thì trả cho bộ đội Việt Nam thôi. Không được, không được, tôi giải thích. Đơn vị tôi đã chuyển đi tuyến mp[í, chúng tôi ở lại chỉ có 4 người mà gạo vẫn còn vài tấn, nếu sắp tới xe không vào được thì ngay cả 2 cái máy và cả số gạo đó cũng phải gửi lại bản thôi. Dân bản đang đói, anh chia cho bà con đi. Xem như tôi đã nhận lại số gạo này rồi. Chia gạo lần này, anh chẳng phải nhờ đến tôi. Mấy hôm sau xe của đơn vị vào để chở máy sangtuyeens mới. Nghe tiếng xe anh cũng đã có mặt tại trạm tôi.
Để đưa máy lên xe, chúng tôi đào một cái hố dài, sâu để xe lùi vào và đẩy máy lên. Đào sâu để mặt đất ngang với sàn xe thì nước ở các hố bom và con suối gần đó thấm vào xe lầy không lên được, nên phải đào hố nông hơn do vậy thùng xe và mặt đất cao, 9 người (4 lái xe, 4 người chúng tôi cùng với La Ét không thể nào đẩy cái máy bơm nước nặng gần 3 tấn lên xe được. Tôi cho anh em nghỉ để tìm cách khắc phục. Thấy La Ét vùng chạy một mạch về phía bản, tôi nhìn theo và đoán chắc là anh về huy động bà con ra giúp chúng tôi đẩy máy lên xe; đó là phương án mà tôi đang định đặt vấn đề với anh.
Khoảng 30 phút sau, anh đã dẫn theo hơn chục người đàn ông to khỏe đến giúp chúng tôi. Có đông người nên tôi khi đẩy máy lên xe tôi đứng lên nóc xe để chỉ huy. Tôi hô 2,3 nào, tốp người cố sức đẩy theo nhịp mấy lần nhưng máy vẫn không lên được. Bỗng anh tiến lên chỗ tôi mắt nháy nháy có vẻ như bí mật rồi nói nhỏ tôi tránh sang một bên. “Ông” để tôi chỉ huy cho! Chỉ huy mà cứ hô 1,2, 1,2 như ông thì làm sao máy lên được. Không hiểu anh nói thế là nghĩa làm sao, nhưng tôi cũng lùi xuống nhường chỗ cho anh chỉ huy. Xoa xoa hai bàn tay vào nhau rồi anh dõng dạc. Nào ! mọi người bắt đầu: Cau, xíp, cau, xíp (9,10,9,10 nào), mọi người phì cười nên phái dập dình đến lần thứ 3 máy mới lên xe được.. Rồi chiếc máy bơm thứ 2 cũng đưa lên được xe dưới sự chỉ huy hóm hỉnh của anh. Xong xuôi ngồi uống nước anh hài hước phân giải cho tôi và mọi người nghe: Này nhé: anh hô 2, 3 là chỉ có 5, tôi hô cau, xíp là bằng 19 gần gấp 4 lần của anh nên máy nó mới lên dễ dàng như thế chứ. Cũng như đánh Mỹ ấy, Việt Nam đánh, Lào cũng đánh nên Mỹ nó mới chịu thua ấy chứ. Chúng tôi cùng cười vui. Tối hôm đó, chúng tôi cùng dân bản liên hoan, trong ánh lửa bập bùng và men rượu cần hòa quyện làm thắm đượm tình người, tình đoàn kết giữa bà con dân tộc Lào và bộ đội Việt Nam. Tháng 6 năm 1976, tôi sang bản anh để chào anh và dân bản chuyển lên đường 8 xây dựng tuyến đường ống từ thành phố Vinh (Việt Nam) đi Thà khẹt (Lào). Vào tời nhà La Ét, từ trên sàn nhà con chó vàng đang sửa nhảy phắt xuống đất lao thẳng đến tôi, tôi lùi lại thấy nó không cắn mà ngoắt đuôi mừng rỡ quấn quýt bên chân tôi như gặp người nhà lâu ngày đi xa về. Thấy tôi ngạc nhiên, chị vợ La Ét nói võng xuống. Con chó Ki Na của anh khi đi aanh để lại cho tôi nuôi đấy. Tôi bế nó vào lòng và lên nhà La Ét. Bà con trong bản đến chật cả nhà. Thấy tôi nhìn quanh, chị vợ La Ét nói. Không hiểu chị vui, hay buồn: Anh ấy nhà tôi được tỉnh điều đi làm cán bộ tăng cường cho địa phương của Lào mới được giải phóng mấy tháng nay rồi.
Hồ Ngân Phương