“TIẾNG TRỐNG THÚC” ĐÊM VĂN NGHỆ

Chủ nhật - 22/05/2022 20:49 114 0
Đầu năm 1968, ở miền Nam đang chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân thì ở miền Bắc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ cũng lên đến đỉnh điểm ác liệt. Thế nhưng tối hôm đó 8/1 Tiểu đoàn 16 pháo Cao xạ vẫn tổ tổ chức buổi lien hoan văn nghệ chuẩn bị đón tết mừng xuân.
CCB Hoàng Văn Nhu (Chính giữa) đến thăm gia đình anh Nam, nạn nhân trong trận bom máy bay Mỹ đánh vào đơn vị năm 1968
CCB Hoàng Văn Nhu (Chính giữa) đến thăm gia đình anh Nam, nạn nhân trong trận bom máy bay Mỹ đánh vào đơn vị năm 1968
Địa điểm tổ chức tại xóm Vinh Long, xã Nghi Long nơi đóng quân của cơ quan Tiểu đoàn bộ. Đêm văn nghệ vừa tan mấy phút thì: “ầm” một tiếng nổ lớn xé tan màn đêm, đất đá, cây cối bay rào rào. Thì ra, bọn “giặc trời” đã phát hiện tiến hành đánh phá, nguyên nhân khi các đơn vị cho bộ đội lên x era về đã để đèn pha hắt lên trời vì thế máy bay Mỹ phát hiện đã phóng tiên lửa vào cuối làng.
Tổ quân y chúng tôi ở nhà chị Thuận, cùng em lợi 6 tuổi kịp ra hầm trú ẩn. Rồi bỗng có tiếng kêu cứu, tôi và anh phấn quân y đơn vị mang túi thuốc đi theo, tới băng bó vết thương cho em Nam bị một mảnh đạn tên lửa bắn vào mắt trái; rồi cấp cứu cho anh Doãn Quang Minh, thợ quân khí của tiểu đoàn. Trong ánh đèn Pin, anh Minh nằm trên một chiếc võng tre giữa sân, có phủ một tấm chăn, anh bị thương vào đầu rất nặng, thức ăn trào ra miệng, không thở được. Anh Phấn quân y quyết định mở nội khí quản, tôi và anh loay hoay một lúc rồi đút được canul vào khí quản và anh đã thở được, nhưng xem ra vết thương quá nặng. Tôi cùng mấy an hem đưa anh Minh và em Nam lên xe đi bệnh viện DT42 tại Nghi Kim. Bệnh viện cho em Nam lại để tiến hành phẫu thuật múc mắt cứu chữa cho em. Còn anh Minh, sau khi được cấp cứu, khoảng một giờ thì không qua khỏi phải chở về trong đêm.
Sau khi nghỉ hưu, mãi tới năm 2014 tôi cùng anh bạn Lê Cao Sơn (anh Sơn hồi đó là Đài trưởng 15W) đã tới Nghĩa trang liệt sỹ huyện Nghi Lộc thắp hương viếng đồng đội. Nhìn bia mộ ghi rõ họ tên: Doãn Quang Minh, long tôi bồi hồi nhớ lại lại đêm văn nghệ năm xưa, nhớ anh Cò Đăng Bất, người Nam Định, vừa đàn, vừa hát chèo văn rất hay làm lay động long người. Nhớ anh Minh hát bài “tiếng trống thúc” khơi dậy một thời cha ông đấu tranh chống thực dân Pháp. Và nhớ nhất là tiết mục xiếc “Bóp bát sứ méo miệng” do anh Vương Vỹ, thợ xe xích biểu diễn. Cầm cái bát sứ trong tay, anh bóp thật mạnh, bát không méo mà miệng anh thì méo xệch làm cho khan giả cười vang.
Sau khi thắp hương viếng liệt sỹ xong, tôi và anh Sơn quyết định trở lại thăm làng Vinh Long, nơi đơn vị đóng quân năm xưa. 46 năm trôi quan, làng quê đổi thay rất nhiều. Đâu rồi cô gái quê xa/Nghi Long – Nghi Loc quê nhà của ta. Gặp lại bà con, gặp lại em Nam, ôn lại kỷ niệm một thời chiến tranh. Em Nam, nạn nhân, tội ác của đế quốc Mỹ còn đây, mắt em đã hỏng một bên, em như một cái chồi đã mọc lên trong đống đổ nát của chiến tranh. Bây giờ em đã ngoài 50 tuổi, đã có hai con đều là kỹ sư. Anh Vương Vỹ còn đó (xóm 4, Quán Bàu), anh Doãn Quang Minh vẫn an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Nghi Lộc và bài hát năm xưa “tiếng trống thúc…” vẫn còn mãi trong tôi và đồng đội.
Hoàng Văn Nhu
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây