SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN VAY VƯƠN LÊN THOÁT NGHÈO

Thứ bảy - 28/05/2022 22:33 114 0
Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Tân Kỳ luôn thực hiện tốt việc quản lý cho vay vốn tín dụng chính sách ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh huyện Tân Kỳ (NHCSXH Tân Kỳ) đã hỗ trợ nhiều hội viên CCB, hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Mô hình nuôi ốc bươu đen và trồng cỏ của hội viên CCB Phạm Văn Lý ở xã Hương Sơn
Mô hình nuôi ốc bươu đen và trồng cỏ của hội viên CCB Phạm Văn Lý ở xã Hương Sơn
Đến thăm mô hình phát triển kinh tế của CCB Phạm Văn Lý ở Chi hội xóm Xuân Hương xã Hương Sơn, huyện Tân Kỳ, ông cho biết: Sau khi rời quân ngũ trở về, cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn do không có vốn. Tôi quyết tâm tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở nhiều nơi và được Hội CCB xã cho tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Nhận thấy Mô hình nuôi ốc bươu đen đơn giản, đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, tôi bàn bạc với gia đình vay 90 triệu đồng từ NHCSXH Tân Kỳ đầu tư 11 ao, hồ nuôi ốc kết hợp trồng cỏ voi chăn nuôi trâu, bò vỗ béo. Bình quân 3  tháng xuất bán một đợt, giá bán ốc thịt 100.000 đồng/ 1 kg, giá bán ốc giống 300-400.000đ/1kg, trừ chi phí gia đình thu hơn 20 triệu đồng. Sản xuất kinh doanh thuận lợi, từng bước phát triển, kinh tế gia đình ông Lý đã thoát nghèo.
Cũng như trên, Hội đến thăm Mô hình hội viên Đinh Thanh Lịch, Chi hội xóm Văn Nam, xã Nghĩa Hợp. Được biết, ông đã được duyệt vốn vay 150 triệu đồng vừa cải tạo vườn, mua giống bưởi Hồng Quang Tiến, trồng trên diện tích 01 ha. Đến nay, bưởi đã cho thu hoạch, giá bán bưởi ra thị trường bình quân 18.000đ - 20.000đ/ quả; ước tính năm đầu, trừ chi phí gia đình ông thu về trên 70 triệu đồng.
Để tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn Tín dụng ưu đãi, thời gian qua, Hội CCB các xã, thị trấn đã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Chính phủ về Chương trình Tín dụng chính sách; đồng thời, hướng dẫn và giám sát việc bình xét công khai, đúng đối tượng, có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn. Nguồn vốn Tín dụng chính sách thực sự là đòn bẩy cả về kinh tế lẫn tinh thần giúp nhiều gia đình hội viên, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Thời gian qua, Hội CCB huyện đã phối hợp với Ngân hang CSXH huyện và chính quyền địa phương xác nhận, đề nghị xử lý nợ của người vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan; xử lý trường hợp chây ỳ, nợ quá hạn; tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ các hộ xây dựng các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn vay có hiệu quả. Bên cạnh đó, Hội CCB huyện phối hợp chặt chẽ với NHCSXH huyện và các hội, đoàn thể các cấp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Tín dụng chính sách xã hội. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tăng cường phối hợp với Ngân hang CSXH, cấp ủy, chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể nhận ủy thác để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Hội cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cách quản lý của cán bộ và tổ chức Hội cơ sở, phối hợp với Ngân hang CSXH tổ chức đối thoại với cán bộ, hội viên. Qua kiểm tra, đã kịp thời khắc phục những sai sót, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tín dụng chính sách.
Tính đến 10/3/2022, tổng dư nợ Tín dụng chính sách do Hội CCB huyện quản lý là hơn 117 tỷ đồng, thông qua ủy thác của 73 tổ tiết kiệm và 2482 hộ vay vốn với Ngân hang CSXH, trong đó có 1922 hộ gia đình CCB. Nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hang CSXH huyện đã góp phần cải thiện đời sống cho gia đình CCB, vươn lên thoát nghèo và tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
Thời gian tới, Hội CCB huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH các cấp chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm dành nguồn vốn ngân sách để chuyển sang Ngân hàng CSXH bổ sung nguồn vốn cho vay. Thường xuyên phối hợp kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát hoạt động của hội, tổ tiết kiệm và vay vốn; đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tồn đọng, lập hồ sơ nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan của người vay vốn. Phối hợp với NHCSXH rà soát, đánh giá lại toàn bộ nội dung công đoạn ủy thác để có giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác trong thời gian tới.
                                                                                                                                                                               Bài và ảnh: NHẬT HƯỜNG
 

Tác giả bài viết: Nhật Hường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây