CCB Quỳ Châu góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái

Thứ sáu - 18/08/2023 03:20 164 0
Từ xưa đến nay văn hóa được xem là “Quốc hồn, quốc túy” và để tạo ra những giá trị văn hóa phong phú thì cha ông đã xây dựng, hun đúc những giá trị tinh hoa truyền lại cho con cháu từ đời này, qua đời khác. Trên địa bàn xã Châu Phong chiếm hơn 98% là đồng bào dân tộc Thái, có lịch sử có lịch sử văn hóa lâu đời được gắn liền với các sử thi của dân tộc Thái như “Lái lống Mướng”, nghĩa là“Bài lập bản, lập mường”, truyện cổ tích dân tộc thái…mà ông cha hay kể cho con cháu nghe đã in đậm trong tâm trí của mỗi người.
Các thành viên trong CLB múa sạp
Các thành viên trong CLB múa sạp
Hiện nay đời sống tinh thần vật chất của nhân dân được cải thiện, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa dân tộc tai địa phương đã được đề cao, quan tâm, tạo điệu kiện cho những người yêu văn hóa thái được thỏa sức sáng tạo và phát triển.
Cùng với sự phát triển đó gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị chuyên đề năm 2023 của Tỉnh Nghệ An: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy những giá trị văn hóa sức mạnh con người trong sự nghiệp cách mạng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX về xây dựng Nghệ An thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2025 và của cả nước năm 2030”. Thiết tha theo nguyện vọng của các nghệ nhân và những người yêu văn hóa dân tộc thái, ngày 22/5/2023 Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Thái được thành lập tại xã Châu Phong (Quỳ Châu) nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa quý giá phong phú của dân tộc.
Lúc đầu mới thành lập câu lạc bộ còn rất nhiều khó khăn, thành viên câu lạc bộ cònít, kinh phí hoạt động không có, cách thức tổ chức sinh hoạt còn đơn điệu, chưa có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện. Nhưng bằng niềm đam mê, sự kiên trì tìm tỏi, học hỏi từ các lớp người trước, các bậc cao niên, hàng tháng CLB đều sinh hoạt đều đặn vào các ngày cuối tuần, ở những ngôi nhà sàn, hoặc nhà văn hóa cộng đồng bản, các thành viên trong CLB luôn say sưa múa sạp, đánh cồng chiêng, khắc luống, hát các làn điệu, suối, nhuôn, khắp, hòa cùng tiếng khèn, tiếng pí tạo nên những âm hưởng nghe sao xuyến đến nao lòng. mỗi lần nghe tiếng khèn bè, tiếng cồng chiêng vang lên người dân trong bản, già trẻ, gái trai đều nô nức kéo đến xem để hòa mình trong các làn điệu dân ca Thái mà các nghệ nhân biểu diễn luyện tập. Giờ đây đã có30 thành viên đều là người dân tộc thái. Cứ mỗi khi có các cuộc thi do xã, huyện tổ chức thì các thành viên đều luyện tập chu đáo và có dịp giao lưu, học hỏi giữa các đơn vị.
Ông CCB Vi Văn Phiên: Thành viên của CLB tích cực trong phong trào giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tháiở bản Tằm chia sẻ: Từ ngày tham gia câu lạc bộ tôi cảm thấy yêu văn hóa dân tộc mình hơn, lòng xao xuyến bồi hồi khi được sinh hoạt ôn lại các làn điệu dân ca, cầm trên tay cây khèn bè, biểu diễn cho mọi người xem tôi rất tự hào vì những giá trị văn hóa thái của mình được giũ gìn, phát huy và lan tỏa. Ông cho biết thêm trong âm hưởng dân ca thường có sườn của bài hát và người nghệ nhân trong quá trình hát thường tự sáng tác làm sao cho từ ngữ trôi chảy, mạc lạc, hát đối đáp về chủ đề tình yêu đôi lứa, hay hát về chủ đề lao động sản xuất, hát khuyên răn, dạy con cháu tích cực học tập, cố gắng làm ăn xây dựng gia đình hạnh phúc, hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ…
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy rằng: “Văn hóa soi đường quốc dân đi” để nói lên tầm quan trọng của văn hóa của mỗi dân tộc và rộng hơn là văn hóa Việt Nam. Theo tư tưởng của người, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc là một công việc trọng đại, đỏi hỏi sự cố gắng, tìm tỏi, học hỏi, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, nhằm đáp ứng nhu cầu, tạo nên giá trị của chính dân tộc mình, đồng thời cũng cần loại bỏ những hủ tục lạc hậu.
Hiện nay trong CLB có các thành viên ông CCB Vi Văn Phiên, vợ chồng ông Vi Văn Tiến, ông CCB Lô Văn Đình, ông Bùi Anh Nhân, Bà Lữ Thị Dương, bà Vi Thị Minh, bà Lương Thị Minh… đặc biệt có ông Lữ Văn Xuân được phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “nghệ nhân ưu tú” về lĩnh vực di sản phi vật thể tập quán xã hội và tín ngưỡng các ông các bà là những thành viên nhiệt huyết đầy trách nhiệm, luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, hăng hái tham gia các hoạt động, phong trào, quy ước, hương ước của bản làng. Mỗi khi sinh hoạt ông bà đều tham gia đẩy đủ và tích cực góp công sức xây dựng CLB. Đó là những tấm gương sáng cho con cháu học tập và noi theo.
Để nét văn hóa dân tộc thái được lan tỏa, có sức hút mạnh mẽ với mọi người và mong muốn thế hệ trẻ thêm yêu quý những nét đẹp đặc sắc trong văn hóa truyền thống, thời gian qua CLB còn phối hợp với Đoàn Thanh Niên, Hội phụ nữ, tổ chức cá hoạt động giao lưu văn nghệ để khơi dậy niềm đam mê, lòng nhiệt huyết, tự hào về dân tộc mình, để tiếp nối và phát triển.Mang lời ca, tiếng hát câu khắp, điệu nhuôn của dân tộc thái đến với nhiều người hơn. Ngoài ra những lúc rảnh rỗi các chị em hội phụ nữ lại tranh thủ tập trung lại dệt, thêu thùa những chiếc váy thổ cẩm rất tỉ mỉ và đẹp mang nét đẹp rất riêng và duyên của phụ nữ dân tộc.
Bên cạnh đó CLB luôn không ngừng đổi mới, nội dung, hình thức sinh hoạt, luôn trau dồi, học tập, sáng tác các tiết mục, bài suối, nhuôn, phong phú phù hợp, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Góp phần tạo nên nền văn hóa phong phú đa dạng của địa tầng văn hóa tỉnh Nghệ An nói chung và xã Châu Phong, Quỳ Châu nói riêng, nhằm cổ vũ, vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
                                                                                           Lô Thanh
                                                                               CT. HCCB xã Châu Phong
 

Tác giả bài viết: Lo Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây