TỎA SÁNG PHONG TRÀO “ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA” Ở DIỄN CHÂU

Chủ nhật - 13/08/2023 21:04 157 0
Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã tập trung chăm lo đời sống, vật chất, tinh thái cho các đối tượng chính sách, các gia đình có công với cách mạng, được đính giá là điểm sáng về thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa với nhiều hoạt động nổi bật như: Thực hiện chi trả các chế độ chính sách kịp thời, xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với các mạng; tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, nhân các dịp lễ tết, ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ 27/7.
Diễn Châu đầu tư hàng chục tỷ đồng nâng cấp trùng tu đài tưởng niệm liệt sỹ năm 1930 - 1931
Diễn Châu đầu tư hàng chục tỷ đồng nâng cấp trùng tu đài tưởng niệm liệt sỹ năm 1930 - 1931
          Huyện Diễn Châu đang quản lý hơn 30 nghìn người có công, trong đó có gần 4.500 liệt sỹ, hơn 5.000 thương binh, bệnh binh, gần 200 mẹ việt nam anh hùng (VNAH), hơn 1.300 người nhiễm chất độc da cam và 63 người bị địch bắt, tù đày. Với số đối tượng chính sách  đông nhất nhì tỉnh, bên cạnh việc thực hiện tốt về chủ trương chính sách của Nhà thuộc đối với người có công, những năm qua, Diễn Châu còn sáng tạo phátt động phong trào “Xã điểm về nguồn" nhằm dẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đến nay, phong trào đã lan tỏa đến 37 xã thị trấn trong huyện, với động đảo tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp công sức, tiền bạc để xây dựng nhà, nhận phụng dưỡng các bà mẹ VNAH, hỗ trợ người có công, may hàng nghìn áo lụa, chăn màn, tặng thân nhân liệt sỹ, mẹ VNAH. Đã có hơn 400 cơ quan, đơn vị, đoàn thể xã hội trong và ngoài tỉnh luân phiên tổ chức đoàn đến thăm hỏi, tặng quà trò chuyện với các mẹ VNAH, các thương binh hạng 1/4. Đây được xem là nghĩa cử, việc làm thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc khi 100% bà mẹ VNAH còn sống được nhận phụng dưỡng suốt đời, Diễn Châu cũng đẩy mạnh phong trào xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Kết quả 100% số xã, thị trấn trong huyện lập được quỹ, hàng năm có số dư từ 100 triệu - 140 triệu đồng xã. Nhờ đó, đã trích kinh phí xây dựng, bàn giao được hàng trăm căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa và sửa chữa, làm mới hàng chục căn nhà đồng đội.
          Đi đầu về CÔNG  tác “Đền ơn đáp nghĩa phải kể đến Hội CCB huyện. Chủ tịch Hội CCB huyện Diễn Châu, Đại Tá Cao Huy Lương cho biết, toàn huyện có hơn 17.000 hội viên CCB, trong dó có hơn 4.000 hội viên là thương binh, bệnh binh, nhiễm chất độc da cam. Trước đây, phần lớn hội viên là thương binh bệnh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn, thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, Hội CCB các cấp trong huyện đã đẩy mạnh phong trong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, cùng nhau làm kinh tế trong toàn thể hội viên; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở huyện mở một số lớp tập huấn chuyên gia KHKT trồng trọt, chăn nuôi. Quá trình tín chấp với ngân hàng chính sách, nhiều hội viên nghèo, thương bệnh binh đã tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Đến nay, tổng dư nợ toàn hội đạt 132tỷ đồng. 43 cơ sở hội lập quỹ đồng đội với số tiền hơn 13 tỷ đồng. Cả hai số tiền này cho hội viên nghèo, thương bệnh binh vay, đầu tư phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ. Các mô hình sản xuất hiệu quả do hội viên làm chủ được hội kịp thời biểu dương, nhân rộng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong hội viên.
Những kết quả về công tác người có công ở Diễn Châu đã góp  phần nâng cao đời sống cho các hộ chính sách trên địa bàn huyện. Có thể nói, huyện đã cụ thể hóa nhiều chỉ tiêu, giải pháp về công tác lĩnh vực người có công trong nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội trong từng năm, từng giai đoạn. Nhờ đó, các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn đã nhiệt tình hưởng ứng và quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Xã nào, xóm thôn nào cũng có cách làm hay để giúp gia đình chính sách thương bệnh binh và người có công. Hơn 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2 làng nghề truyền thống, mỗi năm sản xuất hơn 30  mặt hàng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động là con thương binh, gia đình liệt sĩ. Người có công. Ở 6 xã vùng đồi, giao đất, giao rừng lâu dài theo Nghị định 64 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các hộ gia đình chính sách, trồng rừng, làm kinh tế trang trại, gia trại. 25 xã vùng màu và vùng lúa thì ưu tiên ruộng tốt, ruộng gần cho các gia đình chính sách, gieo trồng các loại giống mới, năng suất cao, 20 xã dọc quốc lộ, tỉnh lộ dành mỗi nơi từ 5- 6 ha đất để xây dựng chợ nông thôn, trung tâm thương mại, ưu tiên mặt bằng cho anh em thương binh mở cơ sở sản xuất, kinh doanh, làm thương mại, dịch vụ. 36 chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn và trung tâm dạy nghề, trung tâm khuyến nông huyện tập trung giải ngân cho vay vốn, mở các lớp tập huấn dạy nghề giúp các gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, mua phương tiện buôn bán hàng quá cảnh sang nước bạn Lào. Chỉ tính riêng xã Diễn Tháp đã có hơn 1.300 gia đình chính sách, thương bệnh binh mở đại lý, mua ô tô vận chuyển hàng nội địa theo quốc lộ 7A sang phục vụ cho cho bà con các bộ tộc Lào. Hiện tại, Diễn Tháp có đã hơn 100 hội viên CCB và
thương bệnh binh thành lập doanh nghiệp, mở đại lý sản xuất kinh doanh trên đất nước Triệu Voi. Số hội viên và anh em thương bệnh binh làm nhà caotầng, mua được ô tô nhiều nhất huyện.
Sự “bứt phá” trong nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của các gia đình chính sách và người có công với cách mạng ở huyện Diễn Châu. Đến nay, có 80% số xã chuyển từ 50 - 60% số lao động thuần nông sang sản xuất thủ công nghiệp, làng nghề, làm thương mại dịch vụ. Trong đó, các xã Diễn Yên, Diễn Tháp, Diễn Kỷ, Diễn Ngọc, Diễn Thịnh, Diễn Hồng, Diễn Phúc... mỗi nơi có từ 100 - 150 gia đình chính sách, thương binh buôn bán đường dài trong Nam, ngoài Bắc. Nhiều thương binh ở các xã Diễn An, Diễn Bích, Diễn Ngọc, Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Kim, Diễn Thịnh... trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ đầu tư thu mua chế biến hải sản, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh máy ngư cụ, nông cụ, đóng tàu xa bờ, mở nhà máy chế biến sứa, bột cá, tôm, sứa đông lạnh thu từ 1 tỷ - 5 tỷ đồng/năm. Được vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hai bệnh binh Nguyễn Ngọc Lệ, Nguyễn Văn Lạn ở xã Diễn Đoài nuôi cá giống trên diện tích từ 1,5 - 2 ha. Cá giống của 2 ông không những cung ứng trong tỉnh mà còn vươn ra nước bạn Lào anh em. Tương tự như cách làm của hai bệnh binh Lệ và Lạn, bệnh binh nhiễm chất độc da cam Nguyễn Quang Hùng ở xóm 4 xã Diễn An đấu thầu 2 ha đất hoang hóa của xã, đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi khép kín theo mô hình VAC mỗi năm cho thu 2 lứa lợn, 3 lứa gà mỗi lứa từ 120 - 130 con lợn, từ 2.000 - 3.000 con gà, còn dưới ao nuôi hơn 10.000 con cá truyền thống như: Trôi, mè, chép, rô phi đơn tính. Trừ các chi phí ông Hùng mỗi năm thu từ 400 – 450 triệu đồng. Có thể nói, CCB và thương bệnh binh ở Diễn Châu đã trở thành lực lựng làm kinh tế năng động, sáng tạo cùng với Đảng bộ và nhân dân huyện nhà trở thành huyện thuộc nhóm đầu ở tỉnh Nghệ An, với tổng giá trị sản xuất trên địa bàn mỗi năm đạt từ 12.500 tỷ đồng đến 15.000 tỷ đồng, thu ngân sách năm 2021 đạt 687 tỷ đồng. Đời sống của các gia đình chính sách, người có công ngang với mức sống chung toàn huyện, hơn 53 triệu đồng/ người/năm.
Đã có hơn 400 mô hình kinh tế trang trại, kinh doanh, dịch vụ các thương bệnh binh có thu nhập từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ mô hình/năm. Không những làm giàu cho gia đình mình, các gia đình chính sách, thương bệnh binh còn làm nhiều việc từ thiện, nhân đạo. Chỉ tính riêng xây dựng nông thôn mới, 10 năm qua hội CCB, thương bệnh binh trong luyện đã góp 27.800 ngày công, ủng hộ hơn 500 tỷ đồng, hiến nhượng 43.253 m2 đất. Tiêu biểu là CCB Nguyễn Văn Tài ở Xã Diễn Vạn tự nguyện hiến 170 m2 đất vườn để xã mở rộng đường giao thông. Thương binh 93 tuổi vương Đình Cừ ở xóm 3, Diễn Cát ủng hộ 30 triệu đồng để xây đài tưởng niệm liệt sĩ xã và làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi. Cán bộ và nhân dân trong huyện đã đóng góp hơn 35 tỷ đồng xây dựng đền thờ Liệt sĩ ở xã Diên Phúc. Bộ Quốc phòng, Quận khu 4, UBND tỉnh Nghệ An và các nhà hảo tâm đóng góp hàng chục tỷ đồng, xây dựng khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên ở xóm 1 xã Diễn Yên, nơi đồng chí lớn lên và lên đường làm cách mạng, trở thành người học trò xuất sắc của Bác Hồ, vị tướng đầu tiên của quân đội ta. Đến nay, Cả 37 xã, thị trấn ở Diễn Châu đều xây dựng được đài tưởng niệm liệt sĩ khang trang, giá trị mỗi công trình từ 10 - 12 tỷ đồng, trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Với thành tích nổi bật đó, liên tiếp trong 20 năm qua, đặc biệt là 10 năm xây dựng nông thôn mới (Từ năm 2011 - 2021), Diễn Châu luôn dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước ở Nghệ An, đạt nhiều thành tích xuất sắc về công tác lao động, thương binh và xã hội, nhiều lần được Bộ Lao động TBXH và UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.
Bài và ảnh: Lê Hoài Thung

Tác giả bài viết: Lê Hoài Thung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay4,523
  • Tháng hiện tại197,161
  • Tổng lượt truy cập1,326,871
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây