Nhân, là thật thà, yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng đội. Từ đó Người đã đưa tư tưởng, đạo đức của Nho giáo một cách sáng tạo phù hợp đạo đức cách mạng. Trung với nước, hiếu với dân là đại hiếu, hiếu với gia đình cha mẹ là tiểu hiếu. Người luôn luôn noi gương và dặn dò tỷ mỷ mọi cán bộ, phải vì dân, do dân, phát huy truyền thống Việt Nam “Thương người như thể thương thân” phải khoan dung độ lượng, với cả kẻ thù khi họ đã là tù binh. Và quan hệ với dân Người khẳng định: Quyền của dân là tuyệt đối, quyền của Nhà nước là tương đối, cái tương đối phải phụ thuộc vào cái tuyệt đối, phục tùng cái tuyệt đối. Người lên án và coi tội tham nhũng, hà hiếp nhân dân cũng không kém tội phản quốc, chỉ có hai loại người đó là không được vào Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí MInh, thăm đồng bào Hùng Sơn, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 1954 (Ảnh tư liệu)
Vì dân, yêu dân thì dân yêu thương, bảo vệ mình, trong thực tiễn hoạt động cách mạng thời kỳ bí mật, cùng nhân dân kháng chiến chống thực dân đế quốc, dân nuôi nấng, bảo vệ cán bộ làm cách mạng, nhiều tấm gương hy sinh thân mình để bảo vệ cán bộ. Đọc hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ “Bác Hồ viết Di chúc” thật sự có nhiều điều rất sâu sắc, chi tiết, xin kể ra đây một vài câu chuyện nhỏ:
Trong những ngày đồng chí Vũ Kỳ làm việc với Bác rất lâu, trong bữa cơm thân mật, đồng chí Vũ Kỳ thưa: Chưa lần nào thấy Bác nặng lời với cháu, thế mà chỉ có mấy anh em Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi với nhau mà thỉnh thoảng cháu lại cứ cáu gắt với anh em… Bác ôn tồn bảo: Chú làm việc với Bác lâu, thì Bác cũng làm việc với chú lâu chứ, thế mà Bác chưa thấy bao giờ chú gắt với Bác đâu. Đồng chí Vũ Kỳ đang ngỡ ngàng vì cách đặt vấn đề của Bác, thì Bác nói tiếp vẫn với giọng hiền từ. Hai Bác, cháu ta có gì khó khăn thì bàn bạc với nhau, cùng giải quyết, việc gì mà phải nặng lời, việc gì mà phải cáu gắt, đó chính là Bác tôn trọng chú, chú tôn trọng Bác. Vì vậy chú tự nghĩ xem, trong quan hệ đã thật sự tôn trọng anh em chưa? Theo Bác sở dĩ chú hay cáu gắt anh em cái chính là do chú chưa tôn trọng anh em đúng mức. Đồng chí Vũ Kỳ suy nghĩ về những lời dạy của Bác thấm thía quá.. nếu quả đúng là cá tính thì tại sao chỉ nóng với cấp dưới, chứ không bao giờ dám nóng với cấp trên.
Hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ nói về việc “Bác Hồ viết Di chúc”. Đồng chí Vũ Kỳ kể: Bác Hồ dặn nhiều điểm cụ thể về việc chăm lo đời sống của nhân dân sau chiến tranh: Đầu tiên là công việc đối với con người. “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…) Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với người để cho họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”; “Đối với các liệt sỹ thì mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cấn xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của họ, để giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha, mẹ, vợ con của thương binh, liệt sỹ theo sức lao động và tùy hoàn cảnh cụ thể, thì chính quyền xã và HTX nông nghiệp phải giúp đỡ để họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói, rét”; “Những chiến sỹ trẻ tuổi trong các LLVTND và TNXP đã được rèn luyện trong thực tiễn và đều tỏ ra dũng cảm, Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất cho các cháu đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi CNXH ở nước ta. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Đảng và Chính Phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ lấy thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả việc lãnh đạo. Bản thân thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến bình đẳng thật sự cho phụ nữ. Đối với những nạn nhân của chế độ, xã hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu.v.v. thì Nhà nước phải vừa giáo dục vừa dùng pháp luật để cải tạo họ trở nên những người lao động lương thiện. Người còn đề cập đến việc miễn thuế Nông nghiệp cho nông dân rát tỷ mỷ và thật cụ thể. Và sau đây là một chuyện kể thêm về Bác từng ở cùng nhân dân mà rất là triết lý:
Đầu năm 1964, đồng chí Dương Bá Nuôi, phân Khu trưởng, phân khu Trị Thiên (lúc bấy giờ thuộc Liên khu 5 lãnh đạo) ra báo cáo tình hình chiến trường với Trung ương, vinh dự được báo cáo với Bác Hồ. Quả là năm 1956 thời kỳ đen tối, năm 1958 phong trào cách mạng mới dẫn đến có sự hồi phục. Biết tình hình miền Nam có những khó khăn, Bác nhắc nhở đồng chí Nuôi báo cáo cho đúng sự thật, không thêm thắt. Bác hỏi tỷ mỷ đời sống của Bộ đội và nhân dân. Và đồng chí Nuôi cũng phấn khởi thưa với Bác tấm lòng miền Nam luôn luôn hướng về miền Bắc, với Đảng và Bác Hồ. Nhờ có sự hỗ trợ của nhân dân, ta đang tiếp tục củng cố được giáp ranh và tích cực bắt liên lạc với đồng bằng. Đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều có nhiều hoạt động thực tiến phong phú như đưa hầm chông, cạm bẫy ra các con đường hành quân của địch, đưa cả vào tận đồn bốt của chúng. Vấn đề đấu tranh vũ trang của chiến tranh nhân dân thật kỳ diệu vì lòng dân kiên trung với cách mạng. Tấm lòng sắt son của nhân dân trước sau thủy chung với Bác Hồ, họ nhớ từng hạt muối trong kháng chiến chống Mỹ của Bác gửi đến nhân dân Pa Kô, là cả nhà, cả bản góp gạo nuôi bộ đội. Gia đình thì chắt chiu từng củ sắn, nắm rau rừng. Dù bị giặc giết hại nhưng nhân dân không nao núng một lòng tin ngày chiến thắng. Có gia đình có 3-4 người là liệt sỹ. Voi là đầu cơ nghiệp, dân cũng mang phục vụ thồ đạn, lương thực cho bộ đội. Báo cáo xong, bác nhìn tôi âu yếm: Bây giờ Bác hỏi chú điều này: Chú đi ra bằng đường nào?. Tôi trải rộng tấm bản đồ, chỉ rõ dấu ghi bốt đồn địch. Lúc này đường 559 ở trên dãy Trường Sơn. Vì thế đi theo đường dây của ta lâu nay nên thời gian có lâu hơn.
Bác chỉ vào vùng đồng bằng giáp ranh từ Nam ra Bắc và Bác hỏi: Sao không đi đường này? Thưa Bác đường đó không an toàn. Bác nhìn tôi và vui vẻ: Chú làm cách mạng mà đi trong dân không an toàn à. Ngừng một lát Bác nói tiếp: Chú về nói với các đồng trong đó, lần sau ra đi theo đường dưới này nhé!. Ta làm cách mạng là dựa vào dân, ta do dân, vì dân, dân vì cách mạng, vì chúng ta. Đường trong dân là đường an toàn nhất, là đường thắng lợi. Đường trong dân - Đường Bác Hồ, được truyền tụng trong quân và dân Trị - Thiên, là là một triết lý bất biến và là hiện thực của cách mạng của kháng chiến. Cán bộ ta ghi mãi lời dặn của Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
Liên hệ đến vài việc gần đây của cán bộ ta đi công tác tạt ngang, tạt dọc, đi đàng đông lại đi đàng tây vì cá nhân. Như chuyện đại dịch Covid – 19 vừa qua, kết quả phòng chống đại dịch, nước ta được bạn bè quốc tế hết sức khâm phục; tuy nhiện hiện tượng tiêu cực tham ô, trục lợi chính sách trong đại dịch của một số cán bộ gây bàn tán xôn xao dư luận, là câu chuyện chúng ta cần suy nghĩ!
ĐẬU KỶ LUẬT