Biển cửa hiền thơ mộng, bằng phẳng, nước trong xanh hiền hòa, là nơi làm bãi tắm kỳ thú.Trên bãi biển có hàng nghìn phiến đá nối từ núi Mộ dạ chạy ra, giống như những con cá biển khổng lồ bò lên hóng ánh mặt trời, người dân địa phương thường gọi là bãi đá Ngư Hải. Đặc biệt, ở đây có hòn đá to bằng phẳng khoảng 4m, tương truyền lại rằng, vào những ngày đẹp trời, lúc bình minh lên, hoặc lúc mặt trời lấp ló sau núi Mộ Dạ, Thục An Dương Vương thường hiện lên dạo chơi và đánh cờ với tiên trên mặt đá này, nên gọi là bàn thờ tiên Về bãi biển Cửa Hiền hôm nay, ấn tượng đầu tiên đối với du khách là bãi cát vàng, mịn màng và bãi đá chạy dài theo mép biển. Từ đây du khách phóng tầm mắt về phía tây nam nhìn thấy núi Mộ Dạ, Đền Cuông thấp thoáng sau rặng cây bạch đàn, thông nhựa xanh ngút ngàn. Chim cò từ biển bay vào chấp chới dưới ánh nằng vàng tươi. Phong cảnh cửa Hiền gợi lên sự trong lành, thuần khiết, đem lại cho du khách cảm giác mát mẻ thảnh thơi.
Đền Cuông, Cửa Hiền là một di sản vật chất quý giá được Bộ văn hóa thông tin và dụ lịch ra quyết định ngày 21/2/1975 là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, Đền Cuông Cửa Hiền, Núi Mộ Dạ lại nằm giữa vùng du lịch sinh thái, cảnh quan đầy hấp dẫn. Từ năm 1993 đến nay thực hiện chủ trương của Bộ văn hóa thông tin và du lịch, sở văn hóa và thông tin Nghệ An, UBND huyện Diễn châu phối hợp tổ chức lễ hội Đền Cuông, hàng năm vào các ngày 14 và 15 tháng 2 Âm lịch, có sự tham gia của các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghi Lộc và TP Vịnh. Được UBND huyện chấp thuận. Đảng ủy. UBND xã Diễn Trung (Diễn châu) đầu tư xây dựng Cửa Hiền thành điểm du lịch sinh thái, thu hút khách thập phương về tham quan, tắm biển, nghi dưỡng. Năm năm qua, du lịch Cửa Hiền đã được hình thành trên vẻ hoang sơ với những căn nhà mái lá ngay sát mép biển, bên cạnh đó là những ao đầm, bãi bồi được khai phá để nuôi tôm, cua. Xã thành lập hai làng chăn nuôi tập trung theo công nghệ sạch việt gáp, trong đó làng nuôi tôm có 82 hộ, với diện tích 60 ha, sản lượng tôm thẻ chim trắng đạt 80 tấn/ năm. Người nuôi tôm giỏi nhất xã Diễn Trung là anh Ngô Xuân Đại mỗi năm nuôi 4ha tôm, trừ chi phí và trả tiền công cho 4 lao động, anh Đại còn thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Anh Đại cho biết: Du khách đến tham quan làng tôm sẽ được trải nghiệm, tìm hiểu cách nuôi tôm biển, cách chế biến thành tôm nõn khô làm hàng hóa. Được ăn món tôm, cua luộc, mực, cá thu do người dân Diễn Trung tự khai thác vô cùng tươi ngon. Năm 2018, gà Diễn Trung được sở khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu: “Gà Phủ Diễn). Hiện Diễn Trung có đàn gà hàng hóa nhiều nhất huyện, với hơn 60 vạn con.
Chi Bùi Ngọc Loan, du khách từ Hà nội vào tham quan, nghỉ dưỡng, Cửa hiền, vui vẻ cho biết: “Tôi đã đi rất nhiều nơi trong nước và quốc tế, nhưng đến với Cửa hiển, Đền Cuông tôi có cảm giác khá đặc biệt. Không ngờ bãi biển này còn giữ lại được nhiều vẻ hoang sơ tự nhiên, con trẻ thích được nhặt sò trên bãi biển, người lớn được cảm nhận không khí trong lành mát mẻ.Tôi cho rằng, Cửa Hiền là điểm đến rất hấp dẫn cần được nâng cấp, mở rộng với quy mô vùng”. Không chỉ có chị Bùi Ngọc Loan, du khách đến từ Hà Nội mà 3 năm qua, biển Cửa Hiền đã thu hút ngàn nghìn lượt du khách gần xa về tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch. Với việc vận dụng khai thác lợi thế của một vùng quê biển còn nguyên sơ gắn liền với truyền thuyết vua Thục An Dương Vương và mối tình thủy chung của Mỵ Châu, Trọng Thủy xã Diễn Trung đã xây dựng biển Cửa Hiền thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách gần xa, rộng hàng chục ha. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân 5 xóm ven biển tham gia làm du lịch sinh thái, ưu tiên mặt bằng cho những hộ có vốn, am hiểu ngành du lịch mở nhà hàng, ki ốt, kết hợp nuôi tôm, cua chế biến các mặt hàng hải sản từ biển như: Sứa, mực, ốc, ghẹ, cá thu, bạc má nướng. Con đường dài hơn 3km nối từ Đền Cuông và quốc lộ 1A xuống bãi biển Cửa Hiền cũng được huyện đầu tư nâng cấp và trải nhựa, hai bên vệ đường được xã huy động nhân dân trồng cây xanh, cây ăn quả, xây dựng hàng chục trang trại, gia trại nuôi gà, bò vàng thả đồi, thả vườn. Khách về bãi biển Cửa Hiền ngoài các mặt hàng hải sản như: tôm, mực, cua, cá thu, cá bạc má, nước mắm cốt Vạn Phần 32 độ đạm, còn được ăn ngon các mặt hàng nông sản như lạc rang, lạc luộc, ngô nếp, rượu nếp, rau sạch trồng trong nhà lưới.
Người dân Diễn Trung không những sản xuất kinh doanh giỏi mà còn biết làm du lịch sinh thái đem lại hiệu quả cao, không những giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động mà mỗi năm còn đem lại nguồn thu hàng trăm tỷ đồng, chiếm 25 % tổng thu nhập toàn xã. Tương lai không xa, khi dự án đầu tư 2000 tỷ đồng của UBND huyện Diễn châu để mở rộng khu du lịch tâm linh Đền Cuông và xây dựng sân gôn được thực thi, thì bãi biển Cửa Hiền sẽ thành điểm nhấn cho ngành du lịch Diễn châu phát triển. Từ bãi tắm Cửa Hiền nối với Đền Cuông, Mộ Dạ đến Hồ Xuân Hương, ngược lên lèn hai vai và Chùa Cổ Am. Cũng từ Cửa Hiền nối với bãi tắm Diễn thành, của xã Diễn thành, ngược ra xã Diễn Hải để đến với bãi tắm Hòn Câu. Rồi ngược lên phía tây bắc theo quốc lộ 48, từ ngã ba Yên Lý lên thăm khu du lịch Đồng Nông của xã miền Núi Diễn Lâm. Khu du lịch sinh thái Mừng Thanh Diễn Lâm được tập đoàn Mường Thanh đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng xây dựng trên khuôn viên 300 ha, trong đó có 7ha ao hồ. Đây được coi là “Siêu dự án” đầu tư dài hạn sẽ biến nơi đây thành điểm sáng của du lịch, nuôi dưỡng, chăm sóc và nhân giống hàng chục loài động vật hoang dã,quý hiếm như: Tê giác, hã mã, đà điểu, hỗ trắng, hươu cao cổ, linh dương được nhập từ châu Phi và nhiều nước trên thế giới. Sáu năm qua, đã có hơn 60.000 lượt khách về tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng. Chắc chắn, Đền Cuông, Cửa Hiền, Mường Thanh Diễn Lâm, Hòn Câu Diễn Hải sẽ cả sẽ thành chuỗi khu du lịch sinh thái, hấp dẫn bốn mùa sôi động, đón khách về thăm huyện nông thôn mới. Diễn Lâm miền quê địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng, huyện anh hùng LLVT nhân dân./.
Bài và ảnh: Lê Hoài Thung