Cựu chiến binh chọn đóng gạch taplô làm giải pháp xoá nghèo.
Đến thăm mô hình đóng gạch tap lô của Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thành, thôn Vĩnh Hoàn, xã Bồng Khê (Con Cuông). Trò chuyện với anh Thành, chúng tôi được biết, năm 1989 sau khi hoàn thành nghĩa vụ xuất ngũ trở về địa phương, đời sống kính tế gia đình vô cùng khó khăn, xoay sở nhiều ngành nghề khác nhau từ sản xuất nông nghiệp, trồng ngô, đậu, lạc, rau, củ quả gắn với việc mau bán để tăng thu nhập. Nhưng, cũng chỉ vừa đủ để trang trải cho nhu cầu ăn, uống hàng ngày, các nhu câu sinh hoạt khác trong gia đình và chăm lo cho các con ăn học là một bài toán nan giải. Với bản tính cần cù, chịu khó, đầu năm 2001, ccb Nguyễn Văn Thành đầu tư mua máy dập khuôn đóng gạch taplô, một thời gian sau, cát sỏi bên bờ Sông Lam Nhà nước đưa vào quản lý chặt, anh phải chạy vạy mua cát và đá dăm , tiếp tục duy trì nghề đóng gạch táplô. Mở rông quy mô sản xuất theo hình thức liên kết với 3 máy của 3 CCB cùng tạo thành tổ hợp tác sản xuất đóng gạch taplô. Mỗi năm gia đình CCB Nguyễn Văn Thành và 2 thành viên trong tổ hợp tác có thu nhập bình quân từ 300 đến 350 triệu/ máy/ năm. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động địa phương, với thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng /người/tháng.
Cựu chiến binh làm giàu từ cây Chè.
CCB Võ Trung Hiếu, sinh năm 1966, thôn Trung Thành, xã Yên Khê, phát triển kinh tế làm giàu từ cây Chè kết hợp chăn nuôi và trồng rừng.
Năm 1982 rời quân ngũ trở về địa phương tham gia phát triển kinh tế gia đình, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên những năm đầu gặp không ít khó khăn. Năm 2015, tôi quyết định chuyển 3ha đất trồng ngô, đậu, lạc khoai lang sang trồng cây chè, mỗi năm thu hoạch 8 lần, mỗi lần thu nhập từ 70 đến 80 triệu đồng. Hiện gia đình tôi có 3ha Chè, sau khi trừ chi phí đem lại thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/năm. Làm được ngôi nhà sàn khang trang với đầy đử tiện nghi sinh hoạt gia đình, tham gia các phong trào đóng góp, ủng hộ từ thiện và trang trải cho các con đi học.
Ngoài trồng rừng, anh Hiếu còn một ít diện tích đất đồi trồng Keo nguyên liệu và một ít diện tích đất ven chân núi đá lèn trồng Cam, chăn nuôi hơn 20 con lợn thịt; mỗi năm gia đình ông xuất bán gần 2 tấn thịt lợn hơi, gần 1 tấn cam ra thị trường, thu về trên 100 triệu đồng.
Hội CCB huyện Con Cuông hiện có hơn 3.500 hội viên, sinh hoạt ở 127 Chi hội trong 13 Hội cơ sở xã thị trấn. Hằng năm, Thường tực Hội CCB huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tổ chức cho Chủ tịch các cơ sở xã, thị trấn đi tham quan, học tập, động viên, khich lệ, trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng mô hình phát triển kinh tế ở các địa phương vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện. Điều đặc biệt đáng quan tâm là các mô hình phát triển kinh tế của các CCB là người dân tộc thiểu số, có nhiều hạn chế trong sản xuất kinh doanh, buôn bán. Nhờ có tích lũy kiến thức kinh doanh, dịch vụ, tiếp cận thị trường, kỹ năng sản xuất hàng hóa, quan hệ bạn hàng, khả năng tư duy về tài chính, kinh tế… Như mô hình dịch vụ hàng hóa tổng hợp, kết hợp với chăn nuôi gia sức, gia cầm CCB Lô Văn Điệp (Điệp Hoàng) người dân tộc Thái. Mô hình dịch vụ tổng hợp bán hàng tạp hóa, chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả, trồng keo nguyên liệu của CCB Lô Văn Diệm, người dân tộc Thái, 2 mô hình đều ở Làng Yên, xã Môn Sơn phát triển và khá ổn định, kinh tế gia đình khá giả, nhà cửa khang trang, mua sắm được xe ô tô và các tiện nghi sinh họat trong gia đình, và trang trải cho các con đi học…
Hội CCB huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tạo điều kiện cho các hội viên được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, huyện Hội chỉ đạo các cơ sở Hội thường xuyên bám sát các Chi hội thôn,bản, khối xóm, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của hội viên chi hội để có hướng đi mới trong việc xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế ở từng vùng, từng địa phương.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế, Hội CCB đã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện cho hơn 1.655 hộ vay vốn với tổng dư nợ hơn 79 tỷ 480 triệu đồng. Duy trì quỹ vốn nội bộ cho nhau vay là 425.000.000 đồng.
Đến nay, Hội CCB huyện duy trì 131 mô hình kinh tế do CCB làm chủ, như mô hình chăn nuôi lợn và gia cầm; trồng cây ăn quả có múi; dịch vụ ăn uống, bách hóa tổng hợp; dịch vụ sửa chữa điện máy dân dụng.
Từ các mô hình kinh tế này, các hội viên CCB đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, xuất hiện nhiều mô hình có thu nhập cao hàng trăm triệu đồng/năm. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của hội viên ngày càng được nâng lên.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Hội CCB huyện còn phát động phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" cho hội viên CCB nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống. Từ năm 2019 đến nay, Hội đã huy động các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng với nguồn đóng góp của các hội viên được hơn 720 triệu đồng xóa 17 nhà tạm, nhà dột nát cho hội viên.
Phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, những CCB huyện Con Cuông (Nghệ An) hôm nay đã và đang tiếp tục phấn đấu trở thành những tấm gương sáng trong lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.
Bài và ảnh: SAO BĂNG