CỤ HOÀNG NHO LÂM ĐẾN LÀNG HOA LŨY

Chủ nhật - 20/02/2022 02:21 112 0
Chúng tôi đến làng hoa lũy được nghe kể chuyện ngày xưa cụ Hoàng Nho Lâm đến làm lễ cầu yên cho làng Hoa Lũy, chuyện rất hay và đầy ý nghĩa. Làng Hoa Lũy quê tôi nằm trên cánh cung bờ biển Bắc Diễn Châu.
Làng có một ngôi Đền thờ thần cá Voi, hai tòa đền hình chữ nhị hướng ra biển khơi, hai đền thờ nhân dân xây kiểu tiền bái hậu cung, tam quan, tứ vệ, lũy trúc bao xung quanh trên thành cổ thụ. Ở dưới làng có một Đình trung, một Nhà thánh. Nhà thờ Khổng Phu Tử, việc tế lễ hàng năm, thường dịp tết thì các nhà nho, bác sỹ, tứ nho sinh trong vùng quê duyên hải Diễn Châu đều đến dự ở làng Hoa Lũy. Kỳ thượng để chủ tế là vị chủ nhân hoặc tú tài đến làng bởi tế là do ông Chánh Hương hội hoặc vị chức sắc hàng Cửu bát phẩm. Những năm tế Đại lễ 3 năm một lần: Tý, Ngọ, Mão, Dần, thì phải đi rước Đại khoa về làm tế làng Hoa Lũy.
          Trong xã, xưa có ông Nghè nhưng suốt thời triều Nguyễn thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 không có người nào dành được Đại khoa. Do vậy đến kỳ tế Đại lễ làng đó phải rước Đại khoa trong huyện về làm chủ tế. Các nhà nho sỹ ở trong làng Hoa lũy có quan niệm rằng: Nho Lâm là rừng nho, làng Hoa Lũy có Nhà thờ thánh thì phải đến làng Nho Lâm mời vị Đại khoa đến vì đất rừng Nho Lâm về nơi bề thánh để làm chủ tế là hợp lễ kính đạo trọng đời. Nhân dân làng Hoa Lũy còn truyền tụng về đức cao trọng của vị Hoàng Giáp ở làng Nho Lâm quan tế Quốc Tử Giám Đặng Văn Thụy năm Giáp Dần 1914 quan tế Đặng Nho Lâm mời về làm chủ tế thánh Khổng Phù Tử cho làng Hoa Lũy.
Ông chánh Hương hội làng Hoa Lũy đưa tám phu cáng đến làng Nho Lâm rước quan tế Đặng. Cụ đang ngồi bên rá khoai lang luộc với bát cà muối, ấm chè xanh, cụ ăn ngon lành, cụ tươi cười và nói với ông chánh Hương làng Hoa Lũy rằng: ông chánh cho mấy ông ấy về thôi kẻo mất một buổi cày, buổi vá lưới. Tôi vừa ra đồng. Ăn xong nghỉ ngơi một lát, tôi cùng ông đi bộ xuống làng Hoa Lũy, chứ đường xuống đó có xa lắm đâu. Ông quan tế tửu Quốc Tử Giám tình nguyện đình nguyên đệ Nhi giáp, Tiến sỹ Đặng Văn Thụy đi chưa tới làng Hoa Lũy thì người chài lưới đến người làm đồng một niềm kính trọng thốt nên lời, cầu trời khấn phật được có nhiều ông quan như ông tế Đặng ở làng Nho Lâm để dân được nhờ và những ngày ông tế Đặng ở làng Hoa Lũy,bữa ăn sáng của ông chỉ có khoai lang luộc, quan ăn chỉ ngắt núm hai đầu không bóc vỏ cụ dặn mọi người vỏ khoai, vỏ đậu, cám gạo đều có chất bổ, trong bữa ăn có hạt cơm với mẩu khoai rơi xuống đất cụ nhặt lên ăn cụ nói:
Của ngon thực phải một nắng hai sương lại phải nhờ trời đất mưa gió thuận hòa mới làm ra được, khi ta ăn cơm, khoai phái nhớ cải nghĩa đó. Các nhà Hoa lũy từ đó trò về sau này thường nói về quan tế Đặng là bảo hiền minh, đức cao, vọng trong. Mỗi khi có ông Hương chức trong làng lên mặt dân chúng hay kẻ đi xa về hay ra vẻ công thần, quan cách thì bà con làng Hoa Lũy ai lấy chuyện quan tế Đặng Nho Lâm cõng ông Tri phủ Diễn Châu qua vũng nước để suy ngẫm.
Chuyện kể rằng: Một ông quan vừa được bổ nhiệm về Diễn Châu, ông biết ở huyện Diễn Châu có Cao Xuản Dục và họ Đặng ở làng Nho Lâm có người đỗ Đại khoa về làm quan hay trọng thần. Rất thanh liêm và nhân đức, nhân tri phủ này được các bộ trong phù cho biết quan tế Đặng Văn thụy, hiện còn túc dưỡng ở quê nhà đã nghe nhiều người ca ngợi phẩm đức của quan tế Đặng. Ông Tri Phủ mới này cho lính hầu kéo xe từ Phủ Diễn đến Đền Cuông quan phủ xuống xe đi bộ, về làng Nho Lâm không đê lính hầu đi theo. Quan đi về cánh đồng lúa gặp một vũng nước, quan ngại cởi dày liền gọi ông lão nông, vai vác quốc khi đi thăm đồng về. Này ông kia ông giúp tôi qua vũng nước rồi tôi lệnh cho bọn Hương lý trong làng đắp lại đoạn đường này. Ông lão nông đã cõng quan Phủ qua vũng nước, rồi chỉ lối quan đi về phía nhà cụ Đặng, còn ông thì vác quốc đi tắt về nhà mình. Trong lúc gia nhân tiếp quan Tri Phủ ở phòng khách thì ông già nông đang rửa quốc, rửa chân tay sau giếng, xong cả rồi ông già ấy bước vào phòng khách gia nhân thưa với quan phủ “Bấm quan lớn quan tế Đặng ra tiếp quan lớn đậy ạ” Quan Tri Phủ Diễn Châu lúc bấy giờ gần như hồn xiêu, phách lạc vội quỳ xuống lạy cụ tế Đặng. Cụ tế đỡ Quan Tri Phủ rồi nói: “Quan lớn bình thân, tôi ra khỏi nhiệm sở thì là dân, tôi cõng quan qua vũng nước cũng được chứ sao đâu”...
Là người sinh ra và lớn lên trên đất Nho Lâm - Diễn Thọ. Tôi trân trọng giới thiêu bạn đọc gần xa về cụ Hoàng Nho Lâm ở thời phong kiến là như thế đấy!

                                                                                                                                                 Hoàng Sỹ Nghi

 

Tác giả bài viết: Hoàng Sỹ Nghi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây