CCB KHA VĂN THANH VÀO RỪNG LÀM TRANG TRẠI

Thứ bảy - 21/08/2021 22:06 103 0
Nói đến Khan Văn Thanh, hôi viên CCB bản Lũng, xã Tam Thái, huyện Tương Dương. Nhân dân các thôn bản trong xã ai cũng biết và khen ngợi, vì anh là một người trẻ dám nghĩ, dám làm, một mình vào rừng làm trang trại với quyết tâm xóa nghèo, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.
          Là người con của đồng bào dân tộc Thái, tháng 4/2002 anh lên đường nhập ngũ vào Quân đội. Sau 2 năm làm nhiệm vụ, anh được xuất ngũ về địa phương. Hành trang về quê hương của Thanh là chiếc ba lô và trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ. Cách đây 7 năm, mặc dù đời sống của bà con đồng bào dân tộc trong thôn bản đã có bước đổi thay, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao lắm. Gia đình anh cũng hoàn cảnh như bao gia đình khác, phải bươn chải tìm kế sinh nhai. Với phẩm chất người lính, không cam chịu đói nghèo. Anh quyết định vào lập gia trại chăn nuôi trâu, bò tại ngọn khe Mặp, cách nơi ở của bản chừng 8 km. Được biết vùng đất này vào năm 1962, đế quốc Mỹ đã đưa 10 tên lính biệt kích nhảy dù xuống ở đây nhằm xây dựng cơ sở ngầm tìm cách đánh phá vào hậu phương miền Bắc. Nhưng chỉ sau 5 ngày bọn chúng đã bị quân và dân ta bắt sống toàn bộ. Sự kiện trên nói lên một điều rằng khu vực này cũng thuộc vào loại vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh mà kẻ thù lợi dụng để thực hiện âm mưu chống phá cách mạng. Rõ ràng tiềm ẩn bao khó khăn nếu ai muốn đặt chân vào nơi đây…
          Thời gian đầu, anh chỉ có ý định nuôi một ít con trâu, con bò thả rông, chiều tối lùa về cho vào chuồng là được. Lúc bấy giờ ở đây có một tổ Công nhân Lâm trường của huyện làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Anh đã kết giao với họ làm chỗ dựa đi lại phòng khi có sự cố bất trắc xẩy ra. Khi vào làm trại anh có người vợ là giáo viên dạy mầm non, con còn nhỏ không giúp được gì, vì thế cách chăn nuôi của anh cũng chỉ suy nghĩ đơn giản vậy thôi, chứ thực sự chưa có tham vọng gì to tát. Tuy nhiên, sau một thời gian vừa chăn nuôi vừa tìm hiểu anh nhận thấy vùng đất này điều kiện tự đất đai tốt, nhiên khí hậu trong lành, có nhiều bãi đất bằng rộng, có khe suối rất thuận lợi cho sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hơn nữa trước đây Lâm trường đã mở một con đường để cho phương tiện xe máy vào khai thác, vận chuyển lâm sản từ đây về xuôi, vì thế bây giờ việc đi lại không phải trèo đèo, lội suối, nếu có hàng hóa vận chuyển vào ra cũng rất thuận tiện. Anh quyết định đầu tư công sức, tiền của để mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi. Chuyển từ mô hình “gia trại” sang “trang trại” chăn nuôi gia súc, gia cầm, kết hợp khoanh nuôi bảo vệ rừng.
Để thực hiện kế hoạch, ban đầu anh tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức sản xuất, chăn nuôi, chuyển giao tiến bộ KHKT do huyện và xã tổ chức. Ngoài ra anh còn tìm hiểu, học hỏi trên mạng Intenert. Sau khi nắm được kiến thức chuyên môn, anh bàn thống nhất với vợ mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp & Nông thôn, cộng số tiền vốn vay Chương trình 120 của TW Hội CCB Việt Nam. Tổng vốn các khoản được 550 triệu đồng. Với diện tích 7ha đất rừng, anh quy hoạch cụ thể: Khu chuồng trại chăn nuôi gia súc diện tích 1000m2 bố trí nuôi lợn đen đồng bào dân tộc; số lượng đàn thường xuyên có từ 80 đến 100 con cả lợn thịt và lợn nái; chuồng chăn nuôi trâu, bò số lượng thường xuyên có 12 con. Khu vực nuôi cá đào 5 cái ao liền kề diện tích 1.500m2 lấy nước từ khe suối vào nên cá nuôi rất chóng lớn; số diện tích đất bờ xung quanh chuồng trại, bờ ao, bờ suối anh trồng cỏ voi cho trâu bò ăn…
Anh cho biết: “Những năm đầu triển khai nhiều việc, ngoài công sức, vốn đầu tư lớn nhưng chưa có lãi. Việc làm của tôi ban đầu cũng có nhiều điều tiếng xì xầm; có người tin tưởng, song cũng có người nghi ngại cho rằng một mình vào rừng sâu, rừng xa khi ốm đau bệnh tật bất trắc xẩy ra thì làm sao.v.v. Có lúc tôi cũng băn khoăn suy nghĩ. Nhưng được vợ động viên ủng hộ; vào ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật vợ vào phụ giúp công việc, cho nên tôi vững tâm công việc của mình”.
          Để tăng cường nhân lực làm trang trại, anh đã vận động 2 người bạn vào làm công cho mình; tiền công chi trả theo sự thảo thuận đôi bên. Để sản xuất, chăn nuôi hiệu quả giảm bớt chi phí, anh đã tận dụng dòng nước khe, suối lắp đặt máy phát điện nhỏ cung cấp nguồn điện phục vụ sinh hoạt cho khu trại. Mua máy cắt cỏ, máy đập bột, máy xay xát để chế biến thức ăn bảo đảm cho việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, không phải đi mua bên ngoài. Với cách tính toán, tổ chức sản xuất, chăn nuôi khoa học, cộng với sự cần cù, chịu khó của vợ con, anh em người lao động. Đến nay trang trại của anh phát triển tốt; các loại sản phẩm cho thu hoạch khá. Trong bối cảnh chăn nuôi trên địa bàn của xã cũng như các địa phương lân cận đàn lợn đều bị bệnh “dịch tả lợn Châu Phi” làm chết hàng loạt, thì trang trại lợn của gia đình anh không ảnh hưởng gì, vì thế sản phẩm thịt lợn đen của gia đình anh tiêu thụ được giá rất cao. Ngoài lợn thịt, các loại gia cầm như gà, vịt, cá cũng đạt hiệu quả và cho anh một nguồn thu đáng kể. Để phòng, chống dịch bệnh từ bên ngoài vào trang trại. Anh khuyến cáo và quy định khách vào mua sản phẩm, hay anh em, bà con đến thăm quan tuyệt đối không mang bất cứ loại sản phẩm gì vào; anh dùng hóa chất, vôi bột để khử khuẩn, khử trùng từ vòng ngoài trước khi vào khu chăn nuôi.
          Thời gian xây dựng phát triển trang trại chưa dài, doanh thu từ sản xuất chăn nuôi cũng còn khiêm tốn. Nhưng kết quả có được như bây giờ là một sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của một người lính trở về chiến đấu trên mặt trận “Xóa đói, giảm nghèo” là rất trân quý. Trong năm vừa qua trang trại chăn nuôi của gia đình doanh thu 500 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 200 triệu. Số tiền lãi hàng năm tích lũy được anh đã đem trả hết các khoản vốn vay. Ngoài việc bảo đảm ổn định cuộc sống gia đình, anh đã tạo việc làm ổn định cho 2 lao động, tiền công 4 triệu đồng một người/mỗi tháng.
          Đồng chí Lương Mạnh Cường, Chủ tịch Hội CCB xã nhận xét: “Anh Kha Văn Thanh là một hội viên tiêu biểu của Hội CCB xã nhà; anh không những làm kinh tế giỏi mà còn là một hội viên luôn có ý thức trách nhiệm cao trong xây dựng tổ chức Hội. Thể hiện tinh thần gương mẫu chấp hành chế độ sinh hoạt, tham gia hưởng ứng các phong trào, hoạt động của Hội cũng như của địa phương phát động…”
          Ghi nhận những kết quả và thành tích đạt được. 4 năm liên tục CCB Kha Văn Thanh đã được lãnh đạo, chính quyền và Hội CCB cấp huyện, xã tặng nhiều giấy khen. Thực hiện phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” giai đoạn (2016 – 2021) được đề nghị Hội CCB tỉnh tặng Bằng khen.
 

Tác giả bài viết: Vi Hoàng Thân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây