Ngay trong thời gian phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh vừa mới diễn ra, Người đã có những ý kiến chỉ đạo kịp thời. Người đã phân tích tỉ mỉ bốn vấn đề: một là bối cảnh ra đời của phong trào, hai là tương quan lực lượng giữa ta và địch, ba là yếu tố khách quan, bốn là yếu tố chủ quan, trên cơ sở đó, Người có ý kiến chỉ đạo là mục đích ban đầu của cuộc đấu tranh chỉ nên đòi quyền dân sinh dân chủ: "Hiện nay, cuộc khủng bố trắng của bọn đế quốc đang hoành hành dữ dội, nhiều chiến sỹ cách mạng đã hy sinh, nhiều chi bộ bị phá vỡ... Vì vậy, các cuộc đấu tranh bước đầu chỉ nên đòi quyền dân sinh dân chủ, chưa nên khởi nghĩa giành chính quyền" (Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3 - trang 209)
Và cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã diễn ra với khí thế dũng mạnh, long trời lở đất, mở đầu là cuộc biểu tình của công nhân vùng Vinh, Bến Thủy, Trường Thi và nông dân 5 xã vùng ven thị xã Vinh ngày 01/5/1930 do Xứ ủy Trung Kì lãnh đạo. Từ đó đến tháng 8/1930, có 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân liên tiếp nổ ra ở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, thị xã Vinh (Nghệ An) và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) làm tan rã nhiều bộ máy chính quyền đế quốc và tay sai ở cơ sở.
Đỉnh cao của Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên. Tiếp đó, nhiều địa phương khác đồng loạt nổi dậy thành lập nên chính quyền Xô Viết, đem lại nhiều quyền lợi cho người dân như xóa nợ cho ra ba người nghèo, chia lại ruộng đất công, bãi bỏ một số loại thuế... Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tạo nên tiếng vang lớn trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.
Chỉ sau cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên 53 ngày, Bác Hồ đã kịp thời viết báo cáo cụ thể về phong trào gửi cho Quốc tế cộng sản. Như trong thư gửi Quốc tế nông dân thuộc Quốc tế cộng sản ngày 05/11/1930, Người viết: "Không kể những cuộc đấu tranh và biểu tình đã nổ ra trước ngày 20/8/1930, nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tổ chức liên tiếp những cuộc biểu tình lớn hưởng ứng việc công nhân bãi công ở Vinh, Bến Thủy ngày 20/8 đến ngày 06/1o/1930, có 39 cuộc biểu tình và mít tinh bao gồm 69.350 nông dân, trong đó có những cuộc có rà 20.000 đến 30.000 người tham dự. Hiện nay ở một số làng Đỏ, Xô Viết nông dân đã được thành lập.
Đế quốc Pháp khủng bố phong trào nông dân dữ dội chưa từng thấy. Như ở Nghệ An, chỉ trong một cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên, máy bay thả bom giết chết 171 nông dân. Ở Thanh Chương (một huyện khác ở Nghệ An), 103 người bị bắn chết trong một lúc. Riêng tỉnh Nghệ An đã có 393 người bị giết trong 7 cuộc biểu tình, nhiều làng Đô bị triệt hạ và đốt trụi. Mặc dù bị đàn áp dã man, phong trào vẫn tiếp tục phát triển". (Trích Hồ Chí Minh toàn tập - tập l - trang 79). Qua những lời Bác viết trong bản báo cáo này, ta thấy Người theo dõi rất tỉ mỉ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, nắm rất cụ thể số lượng người biểu tình, số người bị chết, ngày tháng nào và đánh giá cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Người đã nói rõ: "Mặc dù bị đàn áp dã man, phong trào vẫn tiếp tục phát triển".
Cũng trong thời gian ấy, trong bài “Nghệ Tĩnh Đỏ", Người đã khẳng định một cách đanh thép rằng hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh là một vùng đất rất giàu lòng yêu nước, gan dạ, dũng cảm, trung kiên, dù gặp bao hy sinh, gian khổ, truyền thống ấy vẫn được giữ vững: Người đã dùng từ "cứng đầu" để khẳng định sự bất khuất, kiên cuờng, trung thành, không hề hy sinh gian khổ của đồng bào Nghệ Tĩnh: "Nhân dân Nghệ Tĩnh nổi tiếng cứng đầu. Trong thời kỳ Pháp xâm lược cũng như trong các phong trào cách mạng (1905 - 1925), Nghệ Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống của mình. Từ tháng 5 đến tháng 12/1930, công nhân Vinh (Nghệ An) đã 8 lần bãi công và biểu tình có 2.500 người tham gia. Cũng trong thời gian đó, 137 cuộc biểu tình đã nổ ra bao gồm tất cả 300.000 nông dân. Thiệt hại: 625 nông dân bị máy bay ném bom và súng máy giết chết, 8 làng bị triệt hạ, hơn 1.000 chiến sĩ bị bắt giam, hàng trăm người bị đem đi đày".
Ở cả hai tỉnh, hơn 60.000 nông dân đã được tổ chức vào Hội.
Nghệ Tĩnh thật xứng đáng với danh "ĐỎ" (Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3 - trang 211).
Kể từ khi Người dùng từ "ĐỎ", các địa danh nào ở Nghệ Tĩnh có liên quan đến phong trào 1930 - 1931 đều được gắn với chữ "ĐỎ" như làng xã ở Hưng Dũng được gọi là "Làng Đỏ", thành phố Vinh được gọi là "Thành phố Đỏ". Không những thế, Người còn ca ngợi tinh thần đầu tranh kiên cường, anh dũng của nhân dân Nghệ Tĩnh: "Khủng bố trắng của địch không thế làm giảm sút tinh thần cách mạng của các chiến sỹ. Tinh thần ấy sẽ đưa cách mạng đến thành công. Không có lưỡi lê, bom đạn nào có thể dập tắt được phong trào" (Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3 - trang 220).
Đồng thời, trong Báo cáo gửi Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, Người nêu rõ: "Ngày 11/12/1930, ở các hyện Anh Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn, hơm 10.000 nông dân (trong đó có cả trẻ em) đã tổ chức những cuộc biểu tình kỷ niệm ngày Quảng Châu bạo động, họ kéo cờ đỏ đi biểu tình và rải truyền đơn" (Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3 - trang 215).
Như vậy, chúng ta thấy Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bám sát từng giờ, từng ngày diễn biến của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, kịp thời nêu gương, cổ vũ, động viên tinh thần đấu tranh dũng cảm, kiên cường của đồng bào Nghệ Tĩnh. Đồng thời, Người cũng thẳng thắn lên án, tố cáo sự dã man, vô nhân đạo, tàn bạo của chế độ thực dân Pháp và bọn tay sai đối với những người dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh vì độc lập, tự do. Trong các bài báo của mình, Người đã khẩn thiết yêu cầu Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát động "Toàn quốc chia lửa với Nghệ Tĩnh". Tháng 02/1932, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã chấp nhận và ủng hộ các đề nghị của Nguyễn Ái Quốc. Ngày 27/02/1932, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã yêu cầu các Đảng Cộng sản Ấn Độ, Pháp, Trung Quốc kêu gọi nhân dân nước mình nhiệt tình ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Không những quan tâm sâu sắc đến cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ngay trong khi cao trào đang diễn ra mà mãi sau này, Người vẫn dành cho cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh những tình cảm đặc biệt. Ba mươi năm sau, trong bài diễn văn đọc tại lễ kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng (1960), Người đã nhắc đến Xô Viết Nghệ Tĩnh một cách đầy tự hào, kiêu hãnh: "Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao nhất của cao trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931. Với sự kiện ấy, màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc xé tan các màn đêm đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên trên con đường thắng lợi ", Và nhân dịp kỉ niệm 34 năm thành lập Đảng, ngày 3/2/1964, Người dã viết lời đề tựa cho Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh: "Năm 1930 - 1931, khi Đảng ta mới ra đời, một phong trào cách mang lớn mạnh đã dâng lên trong cả nứớc mà đỉnh cao nhất là Xô Viết Nghệ Tĩnh".
"Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng đầu tiên của công nông, đã lật đổ chính quyền phản động của đế quốc và phong kiến ở mấy nơi trong hai tỉnh Nghệ Tĩnh" (Hồ Chí Minh toàn tập - tập 6 - trang 62).
Trước đó, Người cũng đánh giá cao Xô Viết Nghệ Tĩnh: "Ngay từ ngày mới ra đời, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo phong trào quần chúng lớn mạnh xưa nay chưa từng có ở nước ta. Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong biển máu nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám sau này" (Hồ Chí Minh toàn tập - tập 5 - trang 171).
Không những thế, Người còn có những bài tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, qua đó Người đã góp cho Trung ương Đảng những ý kiến quý báu để hướng cách mạng đi đúng mục tiêu.
Như vậy, có thể thấy rõ, trong những ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra, mặc dù đang hoạt động ở nước ngoài Hồ Chí Minh đã theo dõi sát sao, cho những ý kiến chỉ đạo kịp thời, có những chỉ thị sáng suốt để hướng cho cao trào đi đúng hướng. Đó cũng là đóng góp quý giá, to lớn của Bác đối với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh/.